''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Góc tương tác » Góc giáo viên

Các bài viết về giáo viên

Cập nhật lúc : 15:24 12/11/2013  

TRI ÂN THẦY CÔ

"Tôn sư trọng đạo" truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam
 
        "Ăn quả nhớ kẻ  trồng cây
    Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"
    ... Từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta nên người như hôm nay. Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống "tôn sư trọng đạo"  mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. "Không thầy đố mày làm nên..".  Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn.
    Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 chúng tôi xin giới thiệu những chia sẻ của Thầy Nguyễn Phố - Nguyên Bí Thư Đảng uỷ, Nguyên phó Hiệu trưởng Nhà trường về ngày  vui này. Kính chúc các Thầy, Cô giáo mạnh khoẻ - Thành đạt- Hạnh phúc!
   
                            
                                    Chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11
 
        Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của ông cha ta đã tồn tại lưu truyền hàng nghìn năm trong xã hội và nhân dân ta. Trong kho tàng văn học với nhiều thể loại đã và đang đề cao vị trí của người Thầy như:
            "Muốn khôn thì phải có thầy
    Không thầy dạy bảo, đố mày làm nên"
Người thầy cô vô cùng quan trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người, nhờ có thầy chúng ta mới biết  chữ, hiểu nghĩa, hiểu được đạo lý làm người, biết kính trên nhường dưới, nhờ có Thầy, Cô giáo, chúng ta mới hiểu biết tri thức khoa học, kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, nhân dân ta rất tôn vinh người Thầy nên có câu:
            "Sang sông phải bắc cầu kiều
        Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"
Yêu là yêu quý, kính trọng người thầy đã đem ánh sáng văn hoá, mở mang trí tuệ cho con em chúng ta. Khi hàn vi cũng như đến lúc công thành danh toại, cũng như không được phép quên ơn người thầy dạy bảo mình.
            "Mười năm rèn luyện sách đèn
        Công danh gặp hội chớ quên ơn thầy"
    Kế tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó, sau ngày cách mạng Tháng  8 - 1945 đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo được quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu nên công tác dạy và học ngày càng phát triển, nâng cao.
    Vị trí người Thầy luôn được tôn vinh trong xã hội, trong nhân dân ta, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên tạo điều kiện vật chất và tinh thần đối với các nhà giáo, luôn đề cao công lao to lớn trong "sự nghiệp trồng người". Những ngày tháng đầu mới thành lập chính quyền cách mạng, dù bận trăm công nghìn việc để đối phó với thù trong, giặc ngoài nhưng Người vẫn dành thì giờ viết thư gửi cho các thầy, cô giáo và học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên của các trường dưới sự quản lý của chính quyền cách mạng, trong thư Bác nêu rõ: "Non sông có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các nước cường quốc hay không? Phần lớn nhờ vào công học tập của các cháu, công lao ấy thuộc về các thầy, cô giáo". Bác còn nêu rõ: "Có gì vẻ vang hơn là đào tạo các thế hệ sau này góp phần tích cực xây dựng xã hội chủ nghĩa, người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất". Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong các nghề cao quý của xã hội chủ nghĩa, nghề dạy học là nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo"./.

Chưa có bình luận nào cho bài viết này