Kỹ năng lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tổ/nhóm chuyên môn.
1. Quy trình chung xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn :
Bước 1 : Lập dự thảo sinh hoạt chuyên môn.
Bước 2 : Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể.
Bước 3 : Điểu chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch.
Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt.
Bước 5: Công bố và thực hiện.
2 Kỹ năng xây dựng kế hoạch năm học của tổ/nhóm chuyên môn
2.1 Căn cứ để xây dựng kế hoạch năm học của tổ nhóm chuyên môn.
– Các Nghị quyết của Đảng các cấp.
– Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp.
– Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành.
– Nghị quyết Chi bộ, kế hoạch thực nhiệm vụ năm học của nhà trường.
Lưu ý : Khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ chọn những cơ sở pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc đề xuất các nội dung của tổ chuyên môn.
2.2 Nội dung chính.
– Đặc điểm tình hình.
– Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản.
– Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ.
– Xác định lịch trình thực hiện và các thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện.
-Những đề xuất của tổ chuyên môn.
2.3 Hình thức trình bày.
a) Theo hình thức mang tính truyền thống và phổ biến :
Phần 1 : Thể thức hành chính, bao gồm : a)Tên chủ thể của kế hoạch(Trường và tổ chuyên môn); b) Quốc hiệu; c) Thời gian; d)Tên văn bản.
Phần 2 : Nội dung chính : Bao gồm 5 nội dung (như trên)
Phần 3 : Chủ thể lập kế hoạch ký tên và Hiệu trưởng phê duyệt .
b) Giới thiệu hình thức trình bày của một bản kế hoạch tổ chuyên môn :
TRƯỜNG THPT….TỔ ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————————– …….., ngày… tháng…. năm…… |
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 201..-201..
-Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 201..-201.. của Sở giáo dục và Đào tạo ……..;
– Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THPT…..
– Tổ …… xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 201…-201.. như sau :
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1.Bối cảnh năm học.
2. Thuận lợi (mạnh/thời cơ)
3. Khó khăn (yếu/thách thức)
II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC:
Mục tiêu 1 :
Mục tiêu 2 :
Mục tiêu 3:
…..
III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ 1 :
– Các chỉ tiêu :
– Biện pháp thực hiện:
2. Nhiệm vụ 2 :
– Các chỉ tiêu :
– Biện pháp thực hiện:
…….
IV. Lịch trình thực hiện kế hoạch
Thời gian | Nội dung công việc | Chỉ tiêu/ kết quả | Người phụ trách | Nguồn lực | Ghi chú(điều chỉnh) |
Từ … đến… | |||||
Từ… đến… |
V.NHỮNG ĐỀ XUẤT
1. ……………………
2…………………
PHÊ DUYỆT (Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu) |
TỔ TRƯỞNG (ký tên) |
* Gợi ý một số nhiệm vụ chủ yếu được TTCM quan tâm khi xây dựng kế hoạch năm học của TCM
-Nhiệm vụ bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo (gắn với việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành);
– Nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục: tổ chức dạy và học theo chương trình, kế hoạch, theo chuẩn KT-KN; tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh… ;
– Nhiệm vụ bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm của GV: (qua hoạt động nghề nghiệp thực tiễn, qua hoạt động học tập…) ;
– Các nhiệm vụ khác: chủ nhiệm lớp, hoạt động của Đoàn, Đội…
– Chương trình hoạt động áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh;
– Chương trình hoạt động dạy giá trị sống, kỹ năng sống…
– Chương trình hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học;
– Chương trình hoạt động của TCM theo các chuyên đề phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển chuyên môn của tổ;
– Các chương trình hoạt động khác …
2.4 Chu trình quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của tổ trưởng chuyên môn.
– Xây dựng kế hoạch
– Tổ chức, triển khai việc thực hiện kế hoạch
– Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
– Đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch.
Nội dung kế hoạch cá nhân của tổ viên
– Phân tích tình hình (của cá nhân trong năm học: Nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn; phân tích các đặc điểm của HS lớp phụ trách…)
– Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cá nhân thực hiện trong năm học :
+ Nhiệm vụ nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống;
+ Nhiệm vụ phát triển chuyên môn nghiệp vụ;
+ Nhiệm vụ học tập;
+ Nhiệm vụ chủ nhiệm;
các nhiệm vụ khác….
và xác định yêu cầu, chỉ tiêu thực hiện của mỗi nhiệm vụ, trong đó mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp của nhà giáo là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.
– Chỉ rõ các hoạt động trọng tâm cần ưu tiên thực hiện trong năm học.
– Chỉ rõ các điều kiện cần có để cá nhân thực hiện nhiệm vụ.
– Xác định lịch trình các hoạt động chính của cá nhân trong năm học.
– Đề xuất yêu cầu với tổ chuyên môn và với Ban Giám hiệu nhà trường.
Kỹ năng chủ trì, điều hành
– Cần tạo cơ hội cho tất cả những người tham dự được phát biểu.
– Gợi ý thảo luận khi sinh hoạt chuyên môn : Sinh hoạt chuyên môn là cơ hội học hỏi, phát triển các năng lực mới của GV theo chuẩn nghề nghiệp:
+ Quan sát tinh / nhạy việc học của học sinhy, chia sẻ các tình huống trong bài học một cách cụ thể, chi tiết.
+ Cảm nhận, hiểu, chia sẻ những khó khăn trong việc học của học sinh.
+ Phán đoán nhanh/nhạy/ sát các nguyên nhân liên quan đến việc học của HS. Dựa trên lý thuyết đa trí thông minh để phán đoán năng lực, sở trường của HS trong lớp và hướng tác động sư phạm phù hợp.
+ Linh hoạt điều chỉnh việc dạy sát việc học, do đó không có một kế hoạch dạy học cứng nhắc, bất biến.
+ Thiết kế lại (sáng tạo) việc dạy, trong đó chú trọng thiết kế hoạt động học trong vùng phát triển gần của HS, phù hợp với phong cánh, gây hứng thú, tạo động lực học cho HS.
+ Tự học (bổ sung hiểu biết mới) về lí luận và thực tiễn dạy học, về môn học và những ứng dụng thực tiễn trong đời sống.
– Kỹ năng ra quyết định là một trong những kỹ năng quan trọng của người chủ trì, điều hành sinh hoạt chuyên môn.
– Sinh hoạt chuyên môn tạo cơ hội cho GV cùng nhau phát hiện/ giải quyết vấn đề thực tế với tư cách chuyên gia.
– Không nhất thiết tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích mỗi GV tự phát triển khả năng tổng kết của mình.
Kỹ năng chia sẻ, thảo luận
1.1 Nguyên tắc trao đổi, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn.
Nguyên tắc 1 : Từ bỏ thói quen quan sát và đánh giá người dạy.
Nguyên tắc 2: Nội dung trao đổi tập trung vào hoạt động của học sinh.
Nguyên tắc 3: Lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt trong việc suy ngẫm bài học.
Nguyên tắc 4: Mỗi thành viên của tổ / nhóm chuyên môn đề có ý kiến riêng.
Nguyên tắc 5: Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạt trong nghiên cứu bài học.
1.2 Kỹ năng trao đổi, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn
– Người dự quan sát việc học của học sinh, đưa ra những ý kiến về cách suy nghĩ, cách học, các giải quyết vấn đề của học sinh.
– Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học tập của học sinh : Hoạt động nào hiệu quả? Hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào hay? Tính huống nào đáng lưu ý? Học sinh nào, nhóm nào hoạt động hiệu quả, lý do? Học sinh nào chưa tập trung chú ý vào việc học, vì sao?…
Khi suy ngẫm và chia sẻ, cần đảm bảo ai cũng có ý kiến riêng; ý kiến phải cụ thể, tỉ mỉ; lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau; không xếp loại giờ dạy; không phê bình, chỉ trích GV và HS.
Suy ngẫm và chia sẻ :
1- HS học ? Không học?
2- Thái độ (đọc suy nghĩ/cảm nhận bên trong của HS)
3- Nhận thức của HS
4- Các mối quan hệ và sự thay đổi
5- Cấu trúc, kết cấu của bài học
6- Chất lượng của việc học
7- Mong muốn, ý định, kỹ năng dạy học của GV
– Mọi người phải lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của nhau khi thỏa luận .
Có kỹ năng lắng nghe tích cực :
Cách thực hiện:
Lắng nghe bao gồm 5 hoạt động liên quan với nhau và hầu
như đều xảy ra theo một chuỗi liên tiếp:
– Tham dự: Nghe thông tin một cách tự nhiên và ghi chép.
Diễn giải (phân tích TT): gắn ý nghĩa của lời nói dựa theo giá trị, ý kiến, kỳ vọng, vai trò, yêu cầu, trình độ của bản thân.– Ghi nhớ: Lưu giữ thông tin để tham khảo sau này.
– Đánh giá: ứng dụng kỹ năng phân tích phê bình để đo lường những nhận xét của diễn giả.
Đáp lại: Phản hồi lại khi đánh giá thông tin của người nói.Việc lắng nghe đòi hỏi sự phối hợp các hoạt động thể chất và tinh thần, nên nó bị chi phối bởi các rào cản về cả hai hoạt động đó. Bởi vậy, muốn lắng nghe tích cực cần phải rèn luyện để nhận biết và sửa chữa những rào cản đó.
Kỹ năng phản hồi tích cực :
Các bước của quá trình phản hồi mang tính xây dựng:
– Bước 1. Quan sát (nghe, xem) và suy nghĩ (tôi nhìn thấy gì? và tôi đánh giá như thế nào về những điều tôi nhìn thấy?).
– Bước 2. Kiểm tra nhận thức:
Đặt các câu hỏi để chắc chắn rằng mình đã hiểu đúng ý
định của người thực hiện.
– Bước 3. Đưa ra ý kiến đóng góp của mình
Xác nhận và thừa nhận những ưu điểm (Cần giải thích tại sao lại đánh giá đó là những ưu điểm).
Đưa ra các gợi ý để hoàn thiện hoặc nâng cao (Cần giải thích tại sao lại đưa ra các gợi ý đó).
– Trong quá trình thảo luận và chia sẻ sau khi dự giờ dạy minh họa, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy như thời gian, nội dung kiến thức, sự hoàn hảo về tiến trình lên lớp.
– Không nên rút ra kết luận thống nhất chung của buổi thảo luận chia sẻ sau khi dự giờ.
Kỹ năng chia sẻ, thảo luận qua internet
– Kỹ năng chia sẻ thông tin bằng công nghệ điện toán đám mây trong sinh hoạt chuyên môn: http://gmail.com.
– Kỹ năng sử dụng diễn đàn trên mạng để thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn :
http://4rum.giaoducphothong.edu.vn
– Kỹ năng sử dụng họp trực tuyến trong sinh hoạt chuyên môn
http://hop.giaoducphothong.edu.vn
Nội dung sinh hoạt chuyên môn:
Triển khai nhiệm vụ năm học
Hoạt động 1: Củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất trường học, bồi dưỡng đội ngũ GV, tăng cường thiết bị dạy học và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học
Hoạt động 2: Tổ chức, đăng kí thi đua và phát động các phong trào
Hoạt động 3: Tổ chức các kì thi đánh giá năng lực, chuyên môn
Hoạt động 4: Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm
Nghiên cứu bài học
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của HS. Ở đó, GV cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của HS) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của HS. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.
Triết lí SHCM dựa trên nghiên cứu bài học:
– Đảm bảo cơ hội học tập cho từng học sinh
– Đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho từng giáo viên
– Xây dựng cộng đồng nhà trường để đổi mới nhà trường
– Mỗi học sinh đến trường đều phải được học và học được
– Giáo viên phải chấp nhận mọi em học sinh với đặc điểm riêng của HS
Điều này tưởng như rất dễ và hiển nhiên, nhưng rất khó thực hiện
2.2 Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
SHCM truyền thống | SHCM theo NCBH |
Mục đích
– Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên. – Người dự tập trung quan sát các hoạt động của GV để rút kinh nghiệm. – Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả GV trong từng khối thực hiện. |
Mục đích
– Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định. – Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của HS để rút kinh nghiệm. – Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình. |
Thiết kế bài dạy minh hoạ
– Bài dạy minh hoạ được phân công cho một GV thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định. – Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung SGV, SGK, không linh hoạt xem có phù hợp với từng đối tượng HS không. – Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học. |
Thiết kế bài dạy minh hoạ
– Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ thiết kế. Chủ động linh hoạt không phụ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy học trong SGK, SGV. – Các hoạt động trong thiết kế bài học cần đảm bảo được mục tiêu bài học, tạo cơ hội cho tất cả HS được tham gia bài học. |
Dạy minh hoạ, dự giờ
* Người dạy minh hoạ – GV dạy hết các nội dung kiến thức trong bài học, bất luận nội dung kiến thức đó có phù hợp với HS không. – GV áp đặt dạy học một chiều, máy móc: hỏi – đáp hoặc đọc – chép hoặc giải thích bằng lời. – GV thực hiện đúng thời gian dự định cho mỗi hoạt động. Câu hỏi đặt ra thường yêu cầu HS trả lời theo đúng đáp án dự kiến trong giáo án (mang tính trình diễn). * Người dự giờ – Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của HS. |
Dạy minh hoạ, dự giờ
* Người dạy minh hoạ – Có thể là một GV tự nguyện hoặc một người được nhóm thiết kế lựa chọn. – Thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học. – Quan tâm đến những khó khăn của HS. – Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm.
* Người dự giờ – Đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh, quay phim…những hành vi, tâm lí, thái độ của HS để có dữ liệu phân tích việc học tập của HS. |
Thảo luận giờ dạy minh hoạ
– Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm mục đích đánh giá, xếp loại GV. – Những ý kiến thảo luận, góp ý thường không đưa ra được giải pháp để cải thiện giờ dạy. GV dạy trở thành mục tiêu bị phân tích, mổ xẻ các thiếu sót. – Không khí các buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu thân thiện. – Cuối buổi thảo luận người chủ trì tổng kết, thống nhất cách dạy chung cho các khối. |
Thảo luận giờ dạy minh hoạ
– Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua giờ học. – Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung vào phân tích các hoạt động của HS và tìm các ra nguyên nhân. – Không đánh giá, xếp loại người dạy mà coi đó là bài học chung để mỗi GV tự rút kinh nghiệm. – Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của GV, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người. Tóm tắt các vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ HS. |
Kết quả
*Đối với HS – Kết quả học tập của HS ít được cải thiện. – Quan hệ giữa các HS trong giờ học thiếu thân thiện, có sự phân biệt giữa HSG với HS yếu kém
*Đối với GV – Các PPDH mà GV sử dụng thường mang tính hình thức, không hiệu quả. Do dạy học một chiều nên GV ít quan tâm đến HS . – Quan hệ giữa GV và HS thiếu thân thiện, cởi mở. – Quan hệ giữa các GV thiếu sự cảm thông, chia sẻ, luôn phủ nhận lẫn nhau. |
Kết quả
*Đối với HS – Kết quả của HS được cải thiện. – HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có học sinh nào bị “bỏ quên”. – Quan hệ giữa các học sinh trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức. *Đối với GV – Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. – Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời. – Quan tâm đến những khó khăn của HS, đặc biệt là HS yếu, kém. – Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. |
* Đối với cán bộ quản lí– Cứng nhắc, theo đúng quy định chung. Không dám công nhận những ý tưởng mới, sáng tạo của GV.
– Quan hệ giữa cán bộ quản lí với GV là quan hệ mệnh lệnh, xa cách, hành chính… |
*Đối với cán bộ quản lí– Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của của từng GV.
– Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. – Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần gũi, gắn bó và chia sẻ. |
2.3 Điều kiện đảm bảo cho sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học :
– Hiệu trưởng.
– Giáo viên.
– Nhà trường.
2.4 Các bước tiến hành một buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
– Chuẩn bị bài dạy.
– Dạy minh họa và dự giờ.
– Thảo luận sau dự giờ :
Bước 1: GV dạy minh họa nêu mục tiêu của bài học, cách tiến hành, phương pháp, đồ dùng… và cảm nhận sau khi dạy bài học.
Bước 2 : GV dự giờ chia sẻ ý kiến về bài dạy.
* Người chủ trì có thể gọi ý thảo luận khi cần thiết:
+ Những điều mình học được qua bài dạy minh họa?
+ Những khó khăn của học sinh gặp phải trong giờ học.
+ Mô tả những hiện tượng quan sát được, những biểu hiện cụ thể của HS như : Vẻ mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm…
+ Nguyên nhân của những khó khăn?
+ Giải pháp khắc phục những khó khăn?
+ Bài học có gì mới/ sáng tạo so với SGK và SGV, điều này được thể hiện qua kết quả học tập của HS như thế nào?
+ Các nội dung/ hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của HS không?
+ HS được quan tâm/ hỗ trợ như thế nào?
+ HS có cơ hội liên hệ kiến thức đã biết để hình thành kiến thức mới như thế nào/
+ Các em có cơ hội giúp đỡ nhau trong học tập không? nếu có thì đó là trường hợp HS nào?
2.5 Một số kỹ thuật sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
5.1 Chọn vị trí quan sát :– Người dự giờ nên đứng ở vị trí có thể quan sát HS một cách tốt nhất.
– Người dự giờ có thể ở hai bên hoặc phía trước lớp học.
5.2 Ghi chép khi dự giờ :– Ghi chép biểu hiện tâm lý, thái độ, hành vi của một số HS.
– Tránh việc chỉ quan tâm ghi chép tiến trình và ghi tất cả nội dung, lời nói của GV… theo như cách dự giờ truyền thống.
– Sử dụng phiếu quan sát :
Nội dung hoạt động | Biểu hiện của HS | Nguyên nhân, biện pháp |
Hoạt động 1 : – Tên hoạt động.
– Nội dung hoạt động, nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập,… Hoạt động 2: |
– Cảm xúc, thái độ, hành vi, trả lời câu hỏi
– Bài tập, sản phẩm |
Vì ….
Nên…. Có thể là …. |
2.5.3 Quan sát khi dự giờ :
Người dự tập trung quan sát việc học của HS là chủ yếu và trả lời được các câu hỏi gợi ý sau :
+ Thái độ của HS khi tham gia học thể hiện qua nét mặt, hành vi như thế nào? (thích thú, tích cực, chán nản, uể oải,…)
+ Khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập có vừa sức đối với HS không? HS có hiểu lời hướng dẫn của GV không?
+ Sự tương tác giữa các HS trong giờ học như thế nào?
+ Hoạt động nào HS hứng thú hay không hứng thú? Vì sao?
+ Hoạt động nào thu hút được tất cả học sinh tham gia? Vì sao?
+ GV làm thế nào để cuốn hút HS tham gia?
+ Những HS nào chưa/ không tham gia vào hoạt động?
…
2.5.4 Chủ trì trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
– Tổ chức chuẩn bị bài dạy học minh họa.
– Tổ chức dạy minh hoạt – dự giờ
– Tổ chức thảo luận sau dự giờ.
2.6 Các giai đoạn phát triển sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Phương pháp, kỹ thuật DHTC
3.1 Thế nào là các PP & KTDH tích cực ?
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
3.2 Một số kỹ thuật dạy học tích cực :
1) Kỹ thuật động não.
2) Kỹ thuật Suy nghĩ – Từng cặp – Chia sẻ.
3) Kỹ thuật khăn trải bàn.
4) Kỹ thuật mảnh ghép.
5) Kỹ thuật “KWL”.
6) Kỹ thuật phòng tranh.
7) Kỹ thuật công đoạn.
8) Kỹ thuật trình bày một phút.
9) Kỹ thuật “Chúng em biết 3″
10) Kỹ thuật ” Hỏi và trả lời”
11) Kỹ thuật Sơ đồ tư duy.
12) Kỹ thuật Hoàn tất nhiệm vụ.
13) Kỹ thuật Viết tích cực.
14 ) Kỹ thuật Đọc hợp tác.
15) Kỹ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm.
3.3 Một số phương pháp dạy học tích cực.
1) Dạy học theo trạm.
2) Dạy học dựa trên vấn đề.
3) Dạy học theo dự án.
4) Dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột.
Đổi mới kiểm tra đánh giá
5.1 Mục tiêu kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy học :
– Đánh giá quá trình học tập.
– Đánh giá vì quá trình học tập.
– Đánh giá như quá trình học tập.
5.2 Một số loại hình kiểm tra – đánh giá
– Đánh giá trên lớp học .
– Đánh giá dựa vào nhà trường.
– Đánh giá trên diện rộng.
– Đánh giá kết quả – đánh giá tổng kết.
– Đánh giá theo chuẩn.
– Đánh giá theo tiêu chí.
– Đánh giá chính thức.
– Đánh giá không chính thức.
5.3 Một số định hướng đổi mới trong kiểm tra – đánh giá hiện nay.
– Chuyển từ tập trung đánh giá cuối môn học, khóa học sang các hình thức đánh giá định kỳ sau từng phần, từng chương.
– Chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học.
– Chuyển từ đánh giá một chiều, sáng đánh giá đa chiều (tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau).
– Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học(đánh giá về quá trình học tập) sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một PPDH ( đánh giá vì quá trình học tập và đánh giá như một quá trình học tập).
5.4 So sánh đánh giá dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng và đánh giá dựa trên năng lực của người học.
Tiêu chí so sánh | Đánh giá dựa trên kiến thức, kỹ năng | Đánh giá dựa trên năng lực người học |
Mục đích
chủ yếu |
Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục | Vì sự tiến bộ của người học so với chính mình |
Ngữ cảnh
đánh giá |
Gắn với nội dung học tập(những kiến thức, kỹ năng, thái độ) được học trong nhà trường. | Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của HS |
Nội dung
đánh giá |
Những kiến thức, kỹ năng, thái đối ở mỗi môn học cụ thể. | Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực tế) |
Công cụ
đánh giá |
Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực. | Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống bối cảnh thực. |
Thời điểm
đánh giá |
Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặt biệt là trước và sau khi dạy. | Đánh giá ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học. |
Kết quả
đánh giá
|
Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập hoàn thành. | Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành. |
Tài liệu
1) Bài giảng của PGS.TS Đỗ Hương Trà – Đại học sư phạm Hà Nội.
Download: Đổi mới SHCM.
2) Tóm tắt nội dung tập huấn Đổi mới sinh hoạt chuyên môn – Đào Xuân Khánh – Gv THCS Hữu Bằng.