''

Ngày 26 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tin tức

Tin tức

Cập nhật lúc : 15:45 07/10/2019  

Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học cơ sở Phong Xuân năm học 2019 - 2020

KẾ HOẠCH

Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên

trường trung học cơ sở Phong Xuân năm học 2019 - 2020

         Căn cứ Kế hoạch số 56/KH-PGDĐT ngày 7 tháng 10 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phong Điền về việc Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm học 2019 - 2020;

Trường THCS Phong Xuân ban hành Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên năm học 2019 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

1. Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.

3. Việc triển khai công tác BDTX phải gắn việc đánh giá GV, CBQL theo chuẩn để từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả của đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục qua từng năm.

4. Đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng, điều kiện tổ chức thực hiện bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhiệm vụ năm học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2019 - 2020 cần cụ thể, xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học 2019 - 2020.

5. Tạo mọi điều kiện thuận lợi và huy động toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập các chương trình, loại hình bồi dưỡng theo kế hoạch của Phòng Giáo dục Đào tạo. Việc bồi dưỡng phải tập trung vào nâng cao năng lực nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp và tiêu chuẩn chức danh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp.

6. Tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng theo phương châm học tập suốt đời. Đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, giáo viên cốt cán trong việc kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng giáo viên tại chỗ.

           

 

            II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

            Tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đang giảng dạy tại trường trung học cơ sở Phong Xuân (gọi chung là giáo viên).

            III. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

a. Nội dung bồi dưỡng 1: (30 tiết)

Bồi dưỡng thường xuyên và phát triển nghề nghiệp (Triển khai tại địa phương nội dung tập huấn của Bộ GDĐT cho CBQL và GV cốt cán theo tinh thần Công văn số 3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20/8/2019 của Bộ GDĐT)

b. Nội dung bồi dưỡng 2: (30 tiết)

Nội dung bồi dưỡng chính trị đầu năm và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 của cấp học.

c. Nội dung bồi dưỡng 3: (60 tiết)

Căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý, giáo viên ban hành kèm theo các Thông tư tương ứng; cán bộ quản lý và giáo viên tự lựa chọn thêm các mô đun bồi dưỡng để đủ thời lượng theo quy định.

* Đối với giáo viên

Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân giáo viên mà giáo viên lựa chọn những nội dung (mô đun) bồi dưỡng phù hợp với thời lượng quy định, phù hợp với cấp học và nhu cầu của từng cá nhân.

Tài liệu được hướng dẫn tại Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ GD&ĐT.

 Lưu ý: Không được chọn lại những mô đun đã đăng ký bồi dưỡng các năm trước đây.

            * Đối với cán bộ quản lý

Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu bồi dưỡng của cá nhân cán bộ quản lý mà lựa chọn những nội dung (mô đun) bồi dưỡng phù hợp với thời lượng quy định, phù hợp với cấp học và nhu cầu của từng cá nhân.

Tài liệu được hướng dẫn tại Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ GD&ĐT.

Lưu ý: Không được chọn lại những mô đun đã đăng ký bồi dưỡng các năm trước đây.

IV. HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

            1. Cần bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu về nội dung bồi dưỡng, điều kiện tổ chức thực hiện bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhiệm vụ năm học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2019 - 2020 cần cụ thể, xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn của giáo dục địa phương theo nhiệm vụ năm học 2019 - 2020  và có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng phù hợp.

2. Phải chủ động xây dựng kế hoạch, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nội dung đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (nội dung 2). Lựa chọn nội dung, chuyên đề bồi dưỡng cần chú ý chọn những nội dung, chuyên đề gắn với định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phù hợp với đặc thù của từng môn học, cấp học trên tinh thần chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các vụ bậc học, các nội dung triển khai của các chương trình, dự án. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, tổ chức, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

3. Thực hiện các chuyên đề ở tổ bộ môn gắn việc học tập BDTX với thực tế giảng dạy trong năm học 2019 - 2020. Vai trò của tổ - khối chuyên môn cần được phát huy nhiều hơn trong việc chủ động tổ chức học tập, thảo luận và việc kiểm tra đôn đốc. Cán bộ quản lý các đơn vị, nhà trường sẽ kiểm tra định kỳ ở từng tổ - khối, từng nội dung hoạt động, từng thời điểm khác nhau để đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ và việc đánh giá đảm bảo được tính chính xác. Công tác bồi dưỡng cần tập trung vào những nội dung mới, cần có sự thảo luận ở tổ, nhóm.

4. Đối với nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (nội dung 3) đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, thủ trưởng các đơn vị chú trọng việc tổ chức hướng dẫn học tập, trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc cũng như việc tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, và tổ chức tập huấn cho giáo viên.

5. Cán bộ quản lý các trường xây dựng kế hoạch cụ thể, phân bố thời gian hợp lý giữa 2 học kỳ. Sắp xếp học tập trung tại trường thông qua các chuyên đề, các buổi triển khai qua sinh hoạt chuyên môn tổ tại trường, dành nhiều thời gian để giáo viên tự học, tự nghiên cứu tại nhà, qua mạng internet ….

Phải có sự phân công cụ thể cán bộ quản lý theo dõi tiến độ học tập BDTX của giáo viên theo kế hoạch, để có thể chấn chỉnh kịp thời, nắm bắt kết quả thực hiện, viết báo cáo kịp thời đúng thời gian quy định. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý về công tác đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên.

6. Tăng cường hình thức bồi dưỡng thường xuyên qua mạng, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn/trường/cụm và tự bồi dưỡng theo phương châm học tập suốt đời. Tiếp tục đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên. Hướng dẫn phương pháp tự học, tự bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn qua mạng cho giáo viên. Phát huy tốt vai trò của cốt cán trong việc bồi dưỡng, kiểm tra, hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt các nội dung bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch.

7. Tăng cường công tác tổ chức rút kinh nghiệm qua công tác BDTX tại đơn vị để cán bộ quản lý, giáo viên có điều kiện trao đổi, thảo luận tìm ra giải pháp tự học hiệu quả, đồng thời qua đó giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh và chỉ đạo tốt hơn trong việc thực hiện kế hoạch.

Trong năm học 2019 - 2020, Trường sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên.

V. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG

- Nguồn tài liệu trên website Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ: https://moet.gov.vn, Chuyên đề giáo dục và đào tạo - Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Các tài liệu khác có liên quan.

VI. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

- Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên theo quy định tại Điều 12, 13, 14 Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT.

- Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) trường THCS thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 26/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ GD&ĐT; Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ GD&ĐT.

Yêu cầu việc đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và cán bộ quản lý phải được thực hiện nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả bồi dưỡng của người học. Đặc biệt là phải làm cho mỗi cán bộ quản lý và giáo viên luôn có ý thức tự giác bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân, đáp ứng các yêu cầu về quản lý giáo dục; chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy học và giáo dục học sinh.

1. Cách đánh giá kết quả BDTX: Đơn vị tổ chức đánh giá kết quả BDTX được thực hiện theo trình tự sau:

a) CBQL, GV chuẩn bị các báo cáo theo từng nội dung bồi dưỡng 1, 2 và 3.

Mỗi báo cáo phải trình bày rõ hai phần:

- Phần 1: Phần nhận thức việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX.

- Phần 2: Phần vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục.

Cuối mỗi bản báo cáo phải có phần tự nhận xét và đánh giá.

b) Tổ hoặc nhóm chuyên môn tổ chức để CBQL, GV trình bày báo cáo trước tổ. Các thành viên trong tổ góp ý, nhận xét, đánh giá kết quả BDTX của cá nhân.

Lưu ý: 

- CBQL thuộc tổ chuyên môn nào thì được tham gia đánh giá kết quả BDTX tại tổ chuyên môn đó.

- Điểm nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và từng mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 là điểm trung bình cộng của các thành viên trong tổ tham gia đánh giá.

Nếu điểm đánh giá của CBQL, GV chênh lệch từ 1,5 điểm trở lên so với điểm trung bình cộng là không hợp lệ và lúc đó điểm đánh giá trung bình được xác định là trung bình cộng điểm đánh giá của các CBQL, GV còn lại.

Ví dụ: Tổ bộ môn của một trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX các mã mô đun 38, 39, 40, 41 cho một thành viên trong tổ. Tổ có 06 thành viên; một thành viên được đánh giá và 05 thành viên còn lại sẽ tham gia đánh giá.

- Kết quả đánh giá của 05 thành viên với số điểm lần lượt là 7; 7,5; 7,5; 8; 8 cho mã mô đun 38 đối với thành viên này thì điểm trung bình cộng sẽ là (7 + 7,5 + 7,5 + 8 + 8)/5 = 7,6.  

- Điểm đánh giá của 05 thành viên với số điểm lần lượt là 7; 7,5; 7,5; 8; 10 cho mã mô đun 38; lúc đó, điểm đánh giá trung bình sẽ là 8,0. Như vậy, điểm trung bình của mô đun 38 là không hợp lệ (vì có một điểm 10 trong đánh giá, chênh lệch 2 so với điểm trung bình); cho nên điểm mã mô đun 38 của thành viên được đánh giá này sẽ được tính lại là (7+ 7,5 + 7,5 + 8)/4 = 7,5.

- Tương tự đối với các mã mô đun còn lại.

2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX

Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần)

3. Điểm trung bình kết quả BDTX

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình cộng của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3): 3

ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.

            Ví dụ: Một thành viên có các cột điểm và ĐTB BDTX như sau:

Điểm ND 1

Điểm

ND 2

Điểm ND 3

ĐTB BDTX

Mô đun 38

Mô đun 39

Mô đun 40

Mô đun 41

8

7,5

7

7,6

6,5

8

7,6

            4. Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên

a) Đối với giáo viên tham gia học tập đủ các nội dung BDTX theo kế hoạch và có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên thì được công nhận hoàn thành kế hoạch BDTX và được xếp loại cụ thể như sau:

           - Loại Trung bình: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;

- Loại Khá: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;

- Loại Giỏi: Nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.

* Các trường hợp khác được đánh giá là Không hoàn thành.

b) Đối với cán bộ quản lý xếp loại theo 2 mức: Đạt yêu cầuKhông đạt yêu cầu.

Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của công chức, viên chức hàng năm và là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, CBQL, xét các danh hiệu thi đua, thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên. 

5. Hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên

- Đối với cá nhân: Sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kế hoạch BDTX; các báo cáo theo từng mô đun;

- Đối với tập thể: Kế hoạch BDTX; sổ theo dõi công tác BDTX; biên bản nhận xét, đánh giá BDTX của CBQL, GV; bảng tổng hợp kết quả BDTX của CBQL, GV.

6. Công nhận kết quả và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX

- Trường lập báo cáo và tổng hợp đánh giá, xếp loại kết quả BDTX của CBQL, GV và đề nghị Phòng GDĐT cấp giấy chứng nhận.

- Việc đánh giá và công nhận kết quả BDTX phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng và công khai, có tác dụng động viên, khuyến khích CBQL, GV tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Trường

- Hướng dẫn xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên; xây dựng kế hoạch BDTX của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX của trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; báo cáo kế hoạch BDTX của đơn vị về Phòng GD&ĐT trước ngày 31/10/2019.

- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của CBQL, GV về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/5/2020 bằng văn bản và bản mềm.

* Đối với giáo dục trung học cơ sở: Gửi về ông Nguyễn Văn Triển, địa chỉ email: triennv.pdien@hue.edu.vn 

- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX.

- Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên.

2. Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2019 - 2020 đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục và thực hiện nhiệm vụ BDTX của cá nhân, đơn vị.

- Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trường THCS Phong Xuân yêu cầu CBQL, tổ trưởng chuyên môn triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung trên./.

Tải file

Số lượt xem : 57

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác