KHTN - Sinh học 6
KHDH KHTN 6 TUẦN 1- 10
Tiết 1. Bài 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu;
- Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
2. Năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau;
- Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
b) Năng lực chuyên biệt
Hình thành cho học sinh năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm về khoa học tự nhiên;
- Tìm hiểu tự nhiên: Nhận ra các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên, đối tượng nghiên cứu;
- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
- Máy chiếu, bảng nhóm;
- Dụng cụ và hóa chất thực hiện thí nghiệm 2,3;
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1 Nhiệm vụ : Hãy kể tên lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên mà em biết? Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1,2,3,4 thuộc lĩnh vực khoa học nào? Ứng dụng trong các hình 2.3-2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? |
Phiếu học tập 2 Nhiệm vụ : Ứng dụng trong các hình 2.3-2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? |
Phiếu học tập 3 Nhiệm vụ : Quan sát các hình 2.9.-2.12 em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau? (sự trao đổi chât, sinh trưởng, vận động, cảm ứng, sinh sản). |
Phiếu học tập 4 Nhiệm vụ : Em hãy cho biết một số dấu hiệu đặc trưng cho vật sống |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho HS.
b) Nội dung: GV cho HS xem video để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Sự hứng thú vào bài học.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video về các lĩnh vực khoa học tự nhiên Sau khi xem xong, hỏi HS các lĩnh vực khoa học tự nhiên có giống nhau không? |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. |
HS thực hiện nhiệm vụ. |
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Làm sao để phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu?chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay |
Chuẩn bị sách vở vào bài học mới. |
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật sống và vật không sống
a) Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn ngồi để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3,4
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát các hình 2.9- 2.12. |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát các hình từ 2.9-2.12 và gợi ý cho HS thảo luận nội dung 2 |
HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành phiếu học tập 3,4. |
Báo cáo kết quả: - Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. - Mời nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. |
- Nhóm được chọn trình bày kết quả ở phiếu học tập. - Nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. |
Tổng kết: Chốt lại kiến thức : Vật sống: là vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản. Vật không sống: là vật không có biểu hiện sống. Chú ý: đến độ tuổi nhất định hoặc do thiên tai, bênh tật… vật sống sẽ bị chết và khi đó trở thành vật không sống. |
Ghi bài vào vở. |
Hoạt động 3: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên trong SGK.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Làm bài tập sau Một chú robot có thể cười, nói và hành dodongjo như một con người. Vật robot là vật sống hay không sống? Vì sao? Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên: Vật lý học b. Hóa học c. Sinh học d. Khoa học trái đất e. Thiên văn học 3. Vật nào sau đây gọi là vật không sống A. Con ong B. Vi khuẩn C. Than củi D. Cây cam 4. Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hóa hoc,…) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sư khác biệt nào? |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà. |
Thực hiện nhiệm vụ ở nhà. |
Báo cáo kết quả:Tiết học sau nộp lại cho GV. |
HS nộp lại phiếu trả lời cho GV. |
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Yêu cầu HS về nhà tiến hành thí nghiệm quan sát và so sánh thời gian nẩy mầm ít nhất 3 loại đậu.
Họ và tên:.............................................................................lớp:............................. Thực hành quan sát và so sánh thời gian nẩy mầm ít nhất nhất 3 loại đậu TIẾN HÀNH
|
Tiết 2. Bài 3: QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO – SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ
KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.
2. Năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học trong phòng thực hành;
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong phòng thực hành, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành;
+ Tìm hiểu tự nhiên: Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành; Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên;
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên.
3. Về phẩm chất
- Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong phòng thực hành;
- Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm thực hành;
- Học tập tác phong làm việc nghiêm túc trong phòng thực hành;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Dụng cụ: Áo choàng, găng tay cách nhiệt, kính bảo vệ mắt, khẩu trang , tranh ảnh, kí hiệu an toàn về thí nghiệm. Bảng nội quy phòng thực hành
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, cốc chia độ, hòn đá có treo sẵn sợi dây, cân điện tử, cành hoa, kính lúp, kính hiển vi, nước, tiêu bản, PHT.
- Học liệu: SGK, SGV, giáo án, hình ảnh.
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đẩu tóc gọn gàng; không đi giày, dép cao gót.
Có đẩy đủ các dụng cụ bảo hộ như kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm,... khi làm thí nghiệm, thực hành.
Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học.
2. Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Bước đầu giúp học sinh phân biệt được các hành động “ An toàn và không an toàn” trong phòng thực hành. Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Thông báo luật chơi: GV chiếu hình ảnh 3.1 trong sgk, yêu cầu HS quan sát hình ảnh. Chia lớp thành 4 nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh tay hơn” . Luật chơi: Lần lượt cho đội 1 thi với đội 2 chơi tiếp sức viết những hành động đúng trong PTN ở hình 3.1. Đội 3 thi với đội 4 chơi tiếp sức viết những hành động không đúng trong PTN ở hình 3.1 |
Ghi nhớ luật chơi |
Giao nhiệm vụ: Cả lớp đứng dậy theo nhóm đã phân, nghe hiệu lệnh của GV tiến hành tiếp sức trò chơi. |
Nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện theo mệnh lệnh của GV |
Thực hiện nhiệm vụ. |
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: GV tổng kết trò chơi, hoan nghênh tinh thần các em, dẫn dắt chuyển vào bài mới: Vậy tại sao phải thực hiện an toàn trong PTN, làm sao để phòng tránh những nguy hiểm và rủi ro có thể xảy ra trong PTN”, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. |
Lắng nghe, chuẩn bị sách vở học bài mới. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng kính lúp.
b) Nội dung: HS quan sát, thực hiện thí nghiệm, trả lời câu hỏi 7 và tự rút ra kết luận.
c) Sản phẩm: Kết quả của thí nghiệm, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- Giao nhiệm vụ: Phát cho mỗi nhóm HS: kính lúp, cành hoa. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm quan sát kính lúp, quan sát kích thước cành hoa khi không dùng kính lúp và khi dùng kính lúp. Trả lời câu hỏi: Câu 7: Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thê nào so với khi không sử dụng? + Cho biết cấu tạo và cách sử dụng kính lúp. - Sau đó yêu cầu HS dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa. |
Nhận nhiệm vụ Nhận dụng cụ kính lúp và mẫu vật: cành hoa |
- Thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ HS khi thực hành quan sát cành hoa và quan sát dòng chữ trong sgk. |
Thực hiện nhiệm vụ có thể kết hợp quan sát hình 3.6 và hình 3.7 trong sgk |
- Báo cáo kết quả: Câu 7 SGK: Kích thước của vật tăng lên so với khi không dùng kính lúp. + Cấu tạo kính lúp: gồm 3 bộ phận: mặt kính, khung kính, tay cầm (giá đỡ). + Cách sử dụng kính lúp: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật. |
Đại diện các nhóm HS trả lời |
- Đánh giá/ nhận xét: GV nhận xét nhóm trả lời tốt. Hướng dẫn lại cách cầm và cách sử dụng kính lúp. |
HS nhận xét câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung nếu có. |
- Tổng kết: GV nhận xét chung |
HS tự rút ra kết luận ghi bài. |
Nội dung: Cách sử dụng kính lúp - Kính lúp được sử dụng để quan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát. - Cách sử dụng: Cầm kính lúp và điều chỉnh khoảng cách giữa kính với vật cần quan sát cho tới khi quan sát rõ vật. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng kính hiển vi quang học
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng kính hiển vi quang học.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trong sgk rồi thảo luận để trả lời câu hỏi 8,9 và thực hành cách sử dụng kính hiển vi quang học.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 4.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- Giao nhiệm vụ: + Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để quan sát hình 3.8 và trả lời câu hỏi ở PHT số 4. + Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu cụ thể các bước khi sử dụng kính hiển vi. Sau đó thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học theo hình 3.9. |
Nhận nhiệm vụ Quan sát hình ảnh suy nghĩ trả lời Nhận nhiệm vụ, nhận kính hiển vi quang học. |
Hướng dẫn HS + Quan sát HS hoạt động cá nhân, giúp đỡ khi cần thiết. + Phát kính hiển vi cho các nhóm; theo dõi, hướng dẫn khi học sinh thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học. |
- Thực hiện nhiệm vụ: + Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi PHT số 4 + Thảo luận nhóm tìm ra các bước sử dụng kính hiển vi và thực hành sử dụng kính hiển vi quang học. |
- Báo cáo kết quả: + 1. Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, mâm kính, đĩa mang vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp, kẹp tiêu bản. Bộ phận quang học: thị kính, vật kính. + 2. Kính hiển vi quang học giúp ta quan sát các chi tiết cấu tạo rất nhỏ mà mắt thường hoặc dùng kính lúp không thấy rõ. |
HS trả lời hỏi ở PHT số 4 Đại diện nhóm báo cáo 3 bước sử dụng kính hiển vi quang học |
Đánh giá/ nhận xét: GV nhận xét HS trả lời tốt. Nhận xét cách thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học của các nhóm. |
HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung nếu có. |
- Tổng kết: GV nhận xét chung và hướng dẫn lại 3 bước sử dụng kính hiển vi quang học và lưu ý: cách bảo quản kính hiển vi. |
HS tự rút ra kết luận ghi bài. |
Nội dung: Cách sử dụng kính hiển vi quang học - Bước 1: Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát gần nguồn cấp điện. - Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng: Bật công tắc đèn và điều chỉnh độ sáng của đèn phù hợp. - Bước 3: Quan sát vật mẫu: + Đặt tiêu bản lên mâm kính. + Điều chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản. + Mắt hướng vào thị kính, điều chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chi tiết bên trong. |
Hoạt động 4: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố lại một số kiến thức trong bài học.
b) Nội dung: Thi đua để hoàn thành PHT; hoạt động cá nhân trả lời bài tập.
c) Sản phẩm: Câu trả lời hoàn thành Phiếu học tập số 1 số 5, câu trả lời của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
- Giao nhiệm vụ: + Chọn và ghi ý đúng vào 2 cột : cột 1: phải làm, cột 2: không được làm trên ở mục 1 trên PHT Số 5 . + Tiếp theo yêu cầu HS hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước theo mẫu bảng cho sẵn ở mục 2 trên PHT số 5. + Hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 5,6 SGK |
Nhận nhiệm vụ |
- Thực hiện nhiệm vụ 1. Tiến hành theo nhóm: Sắp xếp các tình huống vào đúng cột 2. Tổ chức cho các tổ thi đua lẫn nhau. Theo dõi và ghi thời gian tổ làm nhanh và đúng nhất. + Theo dõi HS hoạt động cá nhân để trả lời bài 5,6 SGK |
- Thực hiện nhiệm vụ: 1. Tiến hành theo nhóm: Sắp xếp các tình huống vào đúng cột Mỗi tổ cử 2 HS lên bảng: 1 HS đọc quy trình đo, 1 HS viết PHT đã dán lên bảng. + Hoạt động cá nhân làm bài tập 5,6 SGK |
- Báo cáo kết quả: PHT số 2 Bài tập 6 SGK: Kính lúp để quan sát những vật có kích thước nhỏ, mắt thường nhìn không rõ. Kính hiển vi để quan sát chi tiết những vật rất nhỏ mà mắt thường và kính lúp không thể quan sát được. |
HS báo cáo kết quả phiếu học tập số 2 HS trả lời bài 5,6 SGK |
- Đánh giá/ nhận xét + GV nhận xét tổ thực hiện tốt và tuyên dương. + Nhận xét câu trả lời bài tập 5,6 SGK HS trả lời tốt GV có thể cho điểm. |
HS các tổ nhận xét chéo lẫn nhau: HS tổ 1 à tổ 2 à tổ 3 à tổ 4 à tổ 1. HS nhận xét câu trả lời bài tập 5,6 của bạn, bổ sung nếu có. |
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS thực hành được cách đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ; sử dụng được kính hiển vi quang học để quan sát một số tiêu bản.
b) Nội dung: HS thực hành đo khối lượng và thể tích vật; thực hành cách sử dụng kính hiển vi quang học theo nhóm.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hành đo và quan sát tiêu bản.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ + GV phát dụng cụ thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ cho các nhóm. + GV phát dụng cụ thực hành cách sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát một số mẫu tiêu bản đã có sẵn (mỗi tổ một mẫu tiêu bản đã nhuộm màu). |
HS nhận nhiệm vụ. Các nhóm tiến hành nhận bộ dung cụ và tiến hành thực hành theo yêu cầu của GV. Các nhóm báo cáo kết quả đã thực hành. - Các tổ nhận kính hiển vi và mẫu tiêu bản rồi thực hành cách sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát mẫu tiêu bản đã được phát. Sau đó các tổ di chuyển lần lượt đến các tổ khác để quan sát mẫu tiêu bản và nhận xét cách sử dụng kính hiển vi của nhóm bạn. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện GV đưa ra hướng dẫn cần thiết. + Hướng dẫn HS ước lượng khối lượng hòn đá và chọn cân phù hợp, thực hiện cân hòn đá, sau đó cân khay đựng và trừ đi sẽ có khối lượng của hòn đá. + Hướng dẫn HS để xác định thể tích vật rắn chìm được trong nước và không thấm nước dùng cốc chia độ hoặc bình tràn. Lưu ý: Nếu thời gian không còn nhiều thì: phần xác định thể tích vật rắn chìm được trong nước và không thấm nước dùng bình tràn GV có thể giao về nhà cho HS thực hiện và báo cáo vào tiết sau; phần sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát một số mẫu tiêu bản đã có sẵn GV có thể cho một HS lên bàn GV thực hiện và gọi 3 HS thuộc 3 nhóm khác lên quan sát và nhận xét. |
Lắng nghe hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ |
Báo cáo kết quả: Các nhóm báo cáo kết quả |
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả |
- Đánh giá/ nhận xét + Các nhóm nhận xét kết quả lẫn nhau + GV đưa ra đáp án đúng, nhận xét đánh giá tổ thực hiện tốt và tuyên dương. |
HS các tổ nhận xét chéo lẫn nhau: HS tổ 1 à tổ 2 à tổ 3 à tổ 4 à tổ 1. -Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức. |
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bt SGK;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Phiếu đánh giá RUBRIC
Tiêu chí |
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm Có tham gia nhưng không tập trung 2) Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà GV yêu cầu. 3) Nhiệt tính, sôi nổi, tích cực, làm nhanh, trật tự theo đúng các tiêu chí GV yêu cầu. |
|
|
|
|
Kết quả phiếu học tập 1) Học sinh hoàn thành PHT nhưng chưa biết mình đúng-sai. 2) Học sinh hoàn thành đúng PHT, giải thích đúng. 3) Biết giải thích các hiện tượng đời sống thông qua kiến thức về kính lúp |
|
|
|
|
Tiếp thu, trao đổi ý kiến 1) Chỉ nghe ý kiến. 2) Có nêu ý kiến cá nhân. 3) Có nhiều ý kiến, ý tưởng. |
|
|
|
|
Nghe báo cáo 1) Có lắng nghe 2) Có lắng nghe, có phản hồi. 3) Lắng nghe, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả. |
|
|
|
|
Kết quả làm bài tập vận dụng 1) Trả lời đúng cả 2 ý của câu hỏi vận dụng 2) Trả lời đúng 1 ý của câu hỏi vận dụng |
|
|
|
|
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ SỰ SỐNG
Tiết 3 – 7. BÀI 17: TẾ BÀO
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 05 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào;
- Mô tả được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào;
-Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào;
- Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật;
- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh;
- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống;
- Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành;
- Giao tiếp và hợp tác: Xác định được nội dung hợp tác nhóm và thực hiện nhiệm vụ được phân công để thực hành quan sát tế bào sinh vật;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ thực hành.
b) Năng lực chuyên biệt
-Nhận thức khoa học tự nhiên: Củng cố kiến thức về hình dạng, cấu tạo tế bào thông qua kết quả thực hành quan sát tế bào;
-Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát được tế bào bằng mắt thường, bằng kính lúp cầm tay và dưới kính hiển vi.
3. Về phẩm chất
- Thông qua hiểu biết về tế bào, hiểu về thiên nhiên, từ đó thêm yêu thiên nhiên;
- Trung thực trong quá trình thực hành, báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, file hình ảnh, tranh ảnh, phiếu học tập, kính hiển vi, kính lúp, bộ dụng cụ thực hành sinh học 6, vỏ hộp sữa bằng giấy đã hết, keo dán , giấy A0, hộp kẹo làm quà;
- Mẫu vật: tép bưởi, củ hành tím , cà chua chín, cơ đùi ếch;
- Phiếu học tập 1,2,3,4,5;
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa.
Phiếu học tập số 1
1. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
2. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
3. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?
4. Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách ghép mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B.
A. Thành phần cấu tạo của tế bào |
B. Chức năng |
Màng tế bào |
Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào |
Chất tế bào |
Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào |
Nhân tế bào |
Chứa các bào quan là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào |
Phiếu học tập số 2
1. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể nặng 50 kg, theo em, sự thay đổi này do đâu?
2. Quan sát hình 22.8, 22.9, hãy cho biết sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Đây là hoạt động khởi động để tăng hứng thú cho HS khi vào bài mới.
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh muốn tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của tế bào.
b) Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi xếp hình ngôi nhà từ vỏ hộp sữa.
c) Sản phẩm: Sản phẩm thu được ngôi nhà bằng vỏ hộp sữa và sự liên tưởng của học sinh về vai trò của tế bào trong cơ thể sinh vật.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Thông báo luật chơi: mỗi nhóm chỉ sử dụng khoảng 15 vỏ hộp sữa và 5 phút để ghép thành 1 ngôi nhà, nhóm nào nhanh nhất và đẹp nhất sẽ được tặng quà. |
Lắng nghe ghi nhớ |
Giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm để xếp ngôi nhà |
Nhận nhiệm vụ tiến hành xếp ngôi nhà từ vỏ hộp sữa |
-Nghiệm thu sản phẩm, công bố nhóm chiến thắng và tặng quà |
Nộp sản phẩm khi hết thời gian |
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: GV chỉ vào mô hình ngôi nhà của nhóm chiến thắng và liên hệ mô hình ngôi nhà này được tạo ra từ nhiều vỏ hộp sữa cũng như cơ thể sinh vật được tạo ra từ nhiều tế bào như vậy tế bào trong cơ thể có cấu tạo và chức năng như thế nào ? Bài học này sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó |
Lắng nghe, chuẩn bị tâm thế vào bài học mới |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu tế bào là gì?
a) Mục tiêu: HS nhận ra tế bào là đơn vị cấu tạo của mọi cơ thể sống và nhận biết hình dạng, kích thước đặc trưng của một số loại tế bào.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, cặp đôi để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn trong thời gian 3 phút trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK + Yêu cầu HS quan sát hình 22.3 trong SGK, thảo luận cặp đôi trong thời gian 2 phút trả lời câu hỏi 3,4. |
Nhận nhiệm vụ Thành lập nhóm thực hiện theo theo yêu cầu của GV Thành lập cặp đôi theo yêu cầu của GV, |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ HS quan sát các hình ảnh trong sgk, giúp đỡ kịp thời các nhóm HS còn yếu |
Thảo luận nhóm để hoàn thành câu 1,2. Thảo luận cặp đôi hoàn thành câu 3 |
Báo cáo kết quả Đơn vị cấu trúc của cơ thể là tế bào Tế bào có kích thước đa dạng, khoảng kích thước tế bào giới hạn từ đơn vị là micrometre , tế bào vi khuẩn đến đơn vị mm (millimetre, tế bào trứng). Có thể quan sát tế bào bằng kính hiển vi, kính lúp, mắt thường tuỳ vào kích thước của tế bào. Ví dụ: tế bào vi khuẩn phải quan sát dưới kính hiển vi, tế bào trứng cá có thể quan sát bằng kính lúp và mắt thường. Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào biểu mô), hình sợi (tế bào cơ),... Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận. |
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận. - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. |
- Đánh giá/ nhận xét: + Cho các nhóm nhận xét đánh giá kết quả của nhau + GV nhận xét nhóm trả lời tốt, chỉnh sửa kiến thức nếu HS trả lời sai sót. |
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + HS lắng nghe, ghi nhớ |
Tổng kết: GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm và chốt lại kiến thức |
HS lắng nghe, tự rút ra kết luận ghi bài. |
Nội dung: Tế bào có kích thước nhỏ, phần lớn không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi. Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng); hình đĩa (tế bào hồng cầu); hình sợi (tế bào sợi nấm); hình sao (tế bào thần kinh); hình trụ (tế bào lót xoang mũi); hình thoi (tế bào cơ trơn); hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì),... Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu và xác định được thành phần cấu tạo tế bào.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để trả lời phiếu học tập số 1
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||||||||
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát hình 22.4, 22.5 hoạt động thảo luận cặp đôi để trả lời phiếu học tập số 1 |
-Nhận nhiệm vụ -Thành lập cặp đôi quan sát hình 22.4,22.5 và thảo luận cặp đôi theo yêu cầu của GV |
||||||||||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ HS quan sát các hình ảnh trong sgk, giúp đỡ kịp thời các nhóm HS còn yếu |
Thảo luận cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập |
||||||||||||
Báo cáo kết quả: 1. Các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân (tế bào nhân sơ) hoặc nhân (tế bào nhân thực). 2. Điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
3. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật: Tế bào thực vật có lục lạp, tê bào động vật không có. 4. 1. b; 2. c; 3. a |
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. |
||||||||||||
- Đánh giá/ nhận xét: + Cho các nhóm nhận xét đánh giá kết quả của nhau + GV nhận xét nhóm trả lời tốt, chỉnh sửa kiến thức nếu HS trả lời sai sót. |
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + HS lắng nghe, ghi nhớ |
||||||||||||
Tổng kết: GV nhận xét chung về hoạt động các cặp đôi và chốt lại kiến thức |
HS lắng nghe, tự rút ra kết luận ghi bài. |
||||||||||||
Nội dung - Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào; chất tế bào chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào; nhân tế bào (ở tế bào nhân thực) hoặc vùng nhân (ở tế bào nhân sơ) chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Tế bào động vật và thực vật đều là tế bào nhân thực. Tế bào thực vật có bào quan lục lạp thực hiện chức năng quang hợp. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
a) Mục tiêu: HS hiểu được sự sinh sản của tế bào bao gồm sự lớn lên và phân chia của tế bào. Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
b) Nội dung: GV dùng các câu hỏi 8,9 trong SGK yêu cầu cá nhân HS trả lời sau đó tổ chức cho HS hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: + GV yêu cầu HS quan sát lần lược các hình 22.6, 22.7,22.8 để trả lời câu hỏi 8,9 trong SGK. + GV yêu cầu HS quan sát hình 22.8, 22.9 trong SGK để thảo luận theo nhóm phiếu học tập số 2 . |
Nhận nhiệm vụ + Cá nhân HS nghiêm túc quan sát suy nghĩ và trả lời. Thành lập nhóm và thực hiện theo yêu cầu của GV. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ HS quan sát các hình ảnh trong sgk, giúp đỡ kịp thời các nhóm HS còn yếu |
Thảo luận cặp đôi để hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập |
Báo cáo kết quả: 8. Nhân tế bào và chất tế bào phân chia. Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn tạo hai tế bào mới không tách rời nhau. Ở tế bào động vật, hình thành eo thắt tạo thành hai tế bào mới tách rời nhau. 9. Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ 1: 21 tế bào Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ II: 22 tế bào Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ III: 23 tế bào Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ n: 2n tế bào. 10. Sự tăng lên về khối lượng và kích thước có thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào. 11. Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật |
Cá nhân trả lời các câu hỏi . Đại diện nhóm báo cáo kết quả. |
- Đánh giá/ nhận xét: + Cho HS nhận xét đánh giá lẫn nhau + Cho HS nhóm nhận xét đánh giá kết quả của nhau + GV chiếu đáp án đã chuẩn bị sẵn trên màn chiếu nhận xét nhóm trả lời tốt, chỉnh sửa kiến thức nếu HS trả lời sai sót. |
Hs nhận xét câu trả lời của bạn + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + HS theo dõi lắng nghe, ghi nhớ. |
Tổng kết: GV nhận xét chung về hoạt động của cá nhân, nhóm và chốt lại kiến thức |
HS lắng nghe, tự rút ra kết luận ghi bài. |
Nội dung: - Sự sinh sản của tế bào trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn lớn lên và giai đoạn phân chia. Kết quả là từ tế bào ban đầu phân chia tạo ra hai tế bào con. - Sự lớn lên và phân chia tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật. - Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống. |
Hoạt động 5: Luyện tập
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của phiếu học tập
c) Sản phẩm: câu trả lời của nhóm học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để : Vẽ sơ đồ tư duy về cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào? |
Nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời các nhóm HS còn yếu |
Hoạt động nhóm vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ |
Báo cáo kết quả: Sơ đồ tư duy đảm bảo các nội dung về cấu tạo và chức năng : Có 3 thành phần chính là màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào, chất tế bào chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào, nhân tế bào chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. |
|
Tổng kết: GV nhận xét đánh giá về kết quả hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức |
HS lắng nghe, tự rút ra kết luận ghi nhớ kiến thức |
Hoạt động 6: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế ở phần vận dụng trong SGK
b) Nội dung: Dùng câu hỏi vận dụng trong SGK.
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trong SGK từ kiến thức đã học về tế bào, em hãy giải thích hiện tượng mọc lại đuôi ở thằn lằn? |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết. |
Lắng nghe hướng dẫn .Thực hiện nhiệm vụ ở nhà để trả lời |
Báo cáo kết quả: Tiết học GV thu thông báo đáp án đúng (Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất) và chấm điểm cho mỗi nhóm |
Tiết học sau nộp lại cho GV. |
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bt SGK.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Phiếu đánh giá RUBRIC
Tiêu chí |
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 3 |
Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm 1) Có tham gia nhưng không tập trung 2) Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà GV yêu cầu. 3) Nhiệt tính, sôi nổi, tích cực, làm nhanh, trật tự theo đúng các tiêu chí GV yêu cầu. |
|
|
|
|
Kết quả phiếu học tập 1) Học sinh hoàn thành PHT nhưng chưa biết mình đúng-sai. 2) Học sinh hoàn thành đúng PHT, giải thích đúng. 3) Biết giải thích các hiện tượng đời sống thông qua kiến thức về kính lúp |
|
|
|
|
Tiếp thu, trao đổi ý kiến 1) Chỉ nghe ý kiến. 2) Có nêu ý kiến cá nhân. 3) Có nhiều ý kiến, ý tưởng. |
|
|
|
|
Nghe báo cáo 1) Có lắng nghe 2) Có lắng nghe, có phản hồi. 3) Lắng nghe, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả. |
|
|
|
|
Kết quả làm bài tập vận dụng 1) Trả lời đúng cả 2 ý của câu hỏi vận dụng 2) Trả lời đúng 1 ý của câu hỏi vận dụng |
|
|
|
|
Tiết 8, 9. Bài 18: QUAN SÁT TẾ BÀO SINH VẬT
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường, tế bào nhỏ bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cẩu trong giờ thực hành;
- Giao tiếp và hợp tác: Xác định được nội dung hợp tác nhóm và thực hiện nhiệm vụ được phân công để thực hành quan sát tế bào sinh vật;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ thực hành.
b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Củng cố kiến thức về hình dạng, cấu tạo tế bào thông qua kết quả thực hành quan sát tế bào;
- Tim hiểu tự nhiên: Quan sát được tế bào bằng mắt thường, bằng kính lúp cầm tay và dưới kính hiển vi.
3. Phẩm chất
- Thông qua hiểu biết về tê bào, hiểu về thiên nhiên, từ đó thêm yêu thiên nhiên;
- Trung thực trong quá trình thực hành, báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình 23.1, 23.2, 23.3 SGK
- Dụng cụ: Kính lúp cẩm tay, kính hiển vi, đĩa kính đồng hổ, lam kính, lamen, pipette, kim mũi mác, panh, bình thuỷ tinh.
- Hoá chất: Xanh methylene, nước cất.
- Mẫu vật: Trứng cá, củ hành, ếch sống.
BẢNG HỎI NGẮN (PHIẾU 1)
Câu hỏi |
Đáp án |
1. Tế bào trứng cá có thể quan sát bằng mắt thường được hay không? 2. Tế bào trứng cá có hình dạng gì? 3. Tế bào trứng cá có kích thước như thế nào? 4. Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay, không để kim mũi mác làm vỡ màng trứng? |
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
(PHIẾU 2)
(DÀNH CHO HỌC SINH)
Các tiêu chí |
Có |
Không |
Chuẩn bị mẫu vật: Trứng cá, củ hành, con ếch |
||
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn |
||
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm |
||
Vẽ được hình tế bào đã quan sát |
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Phẩm chất – Năng lực |
Tiêu chí |
Mức độ đạt được |
||
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
||
Giao tiếp và hợp tác |
Chuẩn bị mẫu vật |
|||
Tìm hiểu tự nhiên |
Thực hiện được theo các bước làm tiêu bản |
|||
Giao tiếp và hợp tác |
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm |
|||
Trung thực |
Vẽ được hình tế bào đã quan sát |
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM
Kĩ năng |
Mức độ biểu hiện |
||
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
|
Chuẩn bị mẫu vật |
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm |
Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm |
Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm |
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn |
Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thí nghiệm |
Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thí nghiệm |
Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thí nghiệm |
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm |
Tất cả thành viên trong nhóm có sự trao đổi, thống nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. |
Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. |
Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ nhau thực hành, còn học sinh chỉ quan sát mà không thực hiện. |
Làm được tiêu bản, vẽ lại được tế bào đang quan sát |
Làm được tiêu bản theo đúng các bước thí nghiệm, vẽ lại được tế bào đang quan sát một cách chính xác |
Làm được tiêu bản các bước thí nghiệm, chưa vẽ lại được tế bào đang quan sát một cách chính xác |
Làm tiêu bản các bước thí nghiệm nhưng chưa quan sát được, chưa vẽ lại được tế bào đang quan sát |
PHIẾU TRÒ CHƠI BÍ MẬT KHO BÁU
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ
a) Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kiến thức cũ của học sinh
b) Nội dung: Để quan sát tế bào sinh vật, chúng ta cần sử dụng những dụng cụ nào? Cách sử dụng những loại dụng cụ đó như thế nào?
c) Sản phẩm:
- Muốn quan sát tế bào sinh vật có thể sử dụng kính lúp cầm tay hoặc kính hiển vi.
- Nhắc lại được cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Thông báo: HS dong tay trước sẽ được GV gọi trả lời và ghi điểm |
- HS lắng nghe |
Giao nhiệm vụ: Để quan sát tế bào sinh vật, chúng ta cần sử dụng những dụng cụ nào? Cách sử dụng những loại dụng cụ đó như thế nào? |
- HS suy nghĩ và dong tay phát biểu |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài cũ. |
- HS trả lời |
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: GV nhắc lại cho HS biết về cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi. Tiết hôm nay chúng ta sẽ sử dụng kính lúp, hính hiển vi để quan sát một số tế bào sinh vật: tế bào trứng cá, tế bào biểu bì vảy hành, tế bào biểu bì da ếch. Sau đó GV kiểm tra sự chuẩn bị các vật thật thí nghiệm của học sinh. |
- Muốn quan sát tế bào sinh vật có thể sử dụng kính lúp cầm tay hoặc kính hiển vi. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quan sát hình dạng, kích thước tế bào trứng cá
a) Mục tiêu: Nhằm quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường hoặc kính lúp cầm tay.
b) Nội dung: GV định hướng để HS tự thực hiện thí nghiệm lấy trứng cá và quan sát bằng mắt thường và bằng kính lúp cầm tay.
c) Sản phẩm: Hoàn thành bảng hỏi ngắn (phiếu 1)
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát H23.1SGK. Thực hành theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm) |
Các nhóm nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS lấy tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường và kính lúp cẩm tay sau đó so sánh kết quả quan sát được. |
Thực hành theo nhóm và hoàn thành bảng hỏi ngắn. |
Báo cáo kết quả: Hoàn thành bảng hỏi ngắn. GV chọn 1 nhóm để trình bày |
Nhóm được chọn trình bày kết quả. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. |
Tổng kết: Hình dạng, kích thước của tế bào trứng cá khi quan sát bằng mắt thường và kính lúp. |
Hoàn thành bảng hỏi ngắn |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quan sát hình dạng tế bào biểu bì vảy hành
a) Mục tiêu: Nhằm quan sát được tế bào lớn: tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi
b) Nội dung: GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK, đồng thời hỗ trợ HS thêm các kĩ thuật giữa các bước như: Cách lấy tế bào biểu bì vảy hành, cách quan sát tiêu bản, cách điều chỉnh kính, vị trí đặt của mắt,...
c) Sản phẩm: HS quan sát và vẽ được hình vẽ tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi quang học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát H23.2 SGK. Thực hành theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm) |
Các nhóm nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK, đồng thời hỗ trợ HS thêm các kĩ thuật giữa các bước như: Cách lấy tế bào biểu bì vảy hành, cách quan sát tiêu bản, cách điều chỉnh kính, vị trí đặt của mắt,... - Tại sao cần tách lớp tế bào vảy hành thật mỏng khi làm tiêu bản? |
- HS lắng nghe các bước hướng dẫn của GV và thực hành theo các bước ở hình 23.2. - HS trả lời câu hỏi |
Báo cáo kết quả: - HS quan sát và vẽ hình vào vở - Mời đại diện của các nhóm vẽ hình tế bào biểu bì vảy hành trên bảng. |
- Cá nhân HS quan sát và vẽ hình tế bào biểu bì vảy hành vào vở. - Đại diện các nhóm vẽ hình |
Tổng kết: - Các nhóm nhận xét - Hình dạng của tế bào biểu bì vảy hành khi quan sát bằng kính hiển vi quang học. |
HS nêu được hình dạng tế bào biểu bì vảy hành. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch
a) Mục tiêu: Nhằm quan sát được tế bào lớn: tế bào biểu bì da ếch bằng kính hiển vi
b) Nội dung: GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK, đồng thời hỗ trợ HS thêm các kĩ thuật lấy mẫu da ếch, làm tiêu bản khi quan sát tế bào biểu bì của ếch...
c) Sản phẩm: HS quan sát và vẽ được hình vẽ tế bào biểu bì da ếch dưới kính hiển vi quang học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS quan sát H23.3 SGK. Thực hành theo nhóm (chia lớp thành 4 nhóm) |
Các nhóm nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK - Lưu ý: Nhốt ếch trong bình thuỷ tinh hở trước một ngày, quan sát thấy những "gọn" nhỏ, mỏng. Trong đó có lớp biểu bì da ếch bị bong ra. |
- HS lắng nghe các bước hướng dẫn của GV và thực hành theo các bước ở hình 23.3. |
Báo cáo kết quả: - Yêu cầu cá nhân HS quan sát và vẽ hình. - Mời đại diện của các nhóm vẽ hình tế bào biểu bì da ếch trên bảng. |
- Cá nhân HS quan sát và vẽ hình tế bào biểu bì da ếch vào vở. - Đại diện của các nhóm vẽ hình trên bảng. |
Tổng kết: - Các nhóm nhận xét. - Hình dạng của tế bào biểu bì da ếch khi quan sát bằng kính hiển vi quang học. |
HS nêu được hình dạng tế bào biểu bì da ếch. |
Hoạt động 5: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm kiểm tra kiến thức vừa học
b) Nội dung: Yêu cầu HS hoàn thành bảng kiểm (phiếu 2)
c) Sản phẩm: Hoàn thành bảng kiểm (phiếu 2)
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: GV phát cho mỗi nhóm 1 bảng kiểm (phiếu 2) |
HS nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: yêu cầu nhóm 1 đánh giá nhóm 2, nhóm 2 đánh giá nhóm 3, nhóm 3 đánh giá nhóm 4, nhóm 4 đánh giá nhóm 1. |
HS đánh giá vào bảng kiểm theo nhóm. |
Báo cáo kết quả: HS hoàn thành bảng kiểm (phiếu 2) |
Kết quả viết trong bảng kiểm |
Tổng kết: GV tổng kết, nhận xét tiết thực hành. |
Lắng nghe |
Hoạt động 6: Vận dụng
a) Mục tiêu: Áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
b) Nội dung: Yêu cầu HS sử dụng kính lúp để trơi trò chơi tìm kho báu.
c) Sản phẩm: Bí mật của kho báu.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: GV phát cho mỗi nhóm 1 bí mật kho báu. |
HS nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: yêu cầu các nhóm sử dụng kính lúp để khám phá ra dòng chữ có trên giấy và ráp lại thành 1 câu hoàn chỉnh. |
HS đánh giá vào bảng kiểm theo nhóm. |
Báo cáo kết quả: HS hoàn thành và báo về giáo viên |
Kết quả viết trong phiếu. |
Tổng kết: GV tổng kết, phát thưởng. |
Lắng nghe |
C. DẶN DÒ
- Viết và trình bày báo cáo theo mẫu trong SGK.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: bài 24: ôn tập chủ đề 6.
- Xem lại nội dung bài tế bào và quan sát tế bào sinh vật.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Họ và tên HS: ...............................................
Nhóm: ..........................................................
Checklist đánh giá kĩ năng thực hành, thí nghiệm (Giáo viên đánh giá)
Các tiêu chí |
Có |
Không |
Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ đúng yêu cầu của bài thực hành |
||
Biết cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi |
||
Thiết kế được các bước thí nghiệm |
||
Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo |
||
Ghi chép quá trình thí nghiệm đầy đủ |
||
Vẽ hình kết quả thí nghiệm rõ ràng |
||
Rút ra kết luận chính xác |
Tiết 10. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức đã học ở chủ đề 6.
- Vận dụng kiến thức đã học giải được các bài tập liên quan đến chủ đề.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập và hệ thống hoá kiến thức của cả chủ đề;
- Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, chia sẻ với bạn cùng nhóm để thực hiện nội dung ôn tập;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập ôn tập.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức về tế bào;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ ôn tập.
3. Về phẩm chất
- Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và bài tập ôn tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh liên quan đến tế bào;
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
- Máy chiếu, bảng nhóm;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC – HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”.
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh khi vào nội dung ôn tập và nhớ lại kiến thức chủ đề 6.
b) Nội dung: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn?” để nhắc lại các hình dạng của tế bào.
c) Sản phẩm: Sản phẩm thu được sau khi học sinh hoàn thành xong hoạt động khởi động là học sinh kể được tên các tế bào có trên hình.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Thông báo luật chơi: - Chia lớp ra làm 2 đội A và B. - Hai đội sẽ “oắn tù tì” để chọn ra đội chơi trước. - Mỗi đội sẽ lật một ô số để thấy hình bên trong và gọi tên loại tế bào có ở bên trong. |
- Tìm hiểu luật chơi. - Hỏi những điểm vướng mắc chưa rõ |
Giao nhiệm vụ: - Chiếu hình liên quan đến chủ đề 6, yêu cầu học sinh nêu tên các dạng tế bào. - Mỗi ô số lật ra là 1 hình tế bào. |
- Tham gia hoạt động trò chơi. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ - Đội giành được quyền lật hình sẽ đoán tên tế bào. + Đoán đúng sẽ được điểm thưởng. + Đoán chưa chính xác đội còn lại sẽ giành quyền trả lời. |
- Hai đội tiến hành lật các mảnh ghép để tìm ra tên các dạng tế bào. |
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Trong chủ đề 6 chúng ta đã tìm hiểu về tế bào. Bài học hôm nay sẽ ôn tập và củng cố lại các kiến thức về tế bào. |
- |
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh hệ thống hóa kiến thức về hình dạng và kích thước tế bào, cấu tạo tế bào, phân loại tế bào, sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
b) Nội dung: Thiết kế áp phích nhanh về chủ đề “Hiểu biết của em về tế bào”
c) Sản phẩm: Sơ đồ khái quát về tế bào.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở Bài 17, 18 hệ thống lại các kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy. |
- Nhận nhiệm vụ học tập. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Yêu cầu các em hoạt động nhóm hoàn thành áp phích trong thời gian 10p |
|
Báo cáo kết quả: - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. |
- Thuyết trình sơ đồ các nhóm đã thực hiện. |
Tổng kết: - Nhận xét hoạt động nhóm. Tóm tắt nội dung ôn tập |
B. BÀI TẬP
Hoạt động 3: Hướng dẫn giải bài tập
a) Mục tiêu: Sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho học sinh giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.
b) Nội dung: Giải một số bài tập liên quan đến chủ đề Tế bào.
c) Sản phẩm: Hoàn thành được các bài tập liên quan đến chủ đề Tế bào.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
||||||||||||||||
Giao nhiệm vụ: Hoàn thành bài tập sau:
Trong ba tế bào này: - Tế bào nào là tế bào nhân sơ? Tế bào nào là tế bào nhân thực? Tại sao? - Tế bào nào là tế bào động vật? Tế bào nào là tế bào thực vật? Tại sao? |
- Nhận nhiệm vụ học tập. |
||||||||||||||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Yêu cầu các em hoạt động nhóm hoàn thành các câu hỏi |
|||||||||||||||||
Báo cáo kết quả: - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày |
- Thuyết trình bài tập nhóm đã thực hiện. |
||||||||||||||||
Tổng kết: - Nhận xét hoạt động nhóm và bài thuyết trình của các nhóm. - Yêu cầu các nhóm nhận xét và cho điểm giữa các nhóm. |
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên |
Hoạt động 4: Luyện tập
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
b) Nội dung: Quan sát hình và hoàn thành các yêu cầu.
c) Sản phẩm: là sản phẩm thu được từ nội dung HS thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoàn thành bài tập Hình sau mô tả cấu tạo của tế bào (A), (B), (C) Hãy quan sát các thành phẩn cấu tạo của ba tế bào để hoàn thành các yêu cầu sau: a) Gọi tên các thành phần cấu tạo tương ứng với số từ (1) đến (5). b) Đặt tên cho các tê bào (A), (B), (C) và cho biết tại sao em lại đặt tên như vậy? c) Các thành phần nào chỉ có trong tê bào (C) mà không có trong tế bào (B). Nêu chức năng các thành phần này. d) Nêu hai chức năng chính của màng tế bào. |
- Nhận nhiệm vụ học tập |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân hoàn thành bài tập. |
Thực hiện nhiệm vụ học tập |
Báo cáo kết quả: Hoàn thành bài tập báo cáo kết quả |
Thuyết trình kết quả trước lớp. |
Tổng kết: Nhận xét phần báo cáo của học sinh và chốt lại đáp án. |
Một học sinh báo cáo và các em còn lại nhận xét và bổ sung. |
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Thực hiện bài tập về nhà.
c) Sản phẩm: Hoàn thành trả lời câu hỏi vào vở bài tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao động vật không tự tạo ra được chất hữu cơ? |
HS nhận nhiệm vụ. |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết. |
Thực hiện nhiệm vụ ở nhà. |
Báo cáo kết quả: Tiết học sau nạp lại cho GV. |
Nộp vở bài tập. |
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Kiểm tra vở bài tập về nhà
CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
Thời lượng: 7 tiết (Tiết 11-17)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT |
YÊU CẦU ĐẠT ĐƯỢC |
(STT) của YCCĐ hoặc dạng mã hoá của YCCĐ |
|
(STT) |
Dạng mã hoá |
||
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN |
|||
Nhận thức khoa học tự nhiên (KHTN 1) |
Nhận biết được cơ thể đơn bào Lấy ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào...) |
(1) |
KHTN1.1 |
Nhận biết được cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy ví dụ minh hoạ (cơ thể đa bào: thực vật, động vật...) |
(2) |
KHTN1.1 |
|
Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. |
(3) |
KHTN 1.2 |
|
Nêu đươc các khái niệm về mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh họa. |
(4) |
KHTN 1.1 |
|
Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh. |
(5) |
KHTN 1.1 |
|
Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh. |
(6) |
KHTN 1.3 |
|
Quan sát và vẽ được cơ thể đơn bào (tảo lam, trùng roi, trùng giày…). |
(7) |
KHTN 2.4 |
|
Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. |
(8) |
KHTN 1.2 |
|
- Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào - Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh - Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người |
(9) (10) (11) |
KHTN.2.5
KHTN.2.5 KHTN.2.5 |
|
NĂNG LỰC CHUNG |
|||
Tự chủ và tự học |
Chủ động, tích cự thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm |
(12) |
TC.1.1 |
Giao tiếp và hợp tác |
- Thực hiện các bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm - Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm , đánh gía được khả năng của mình và tự nhận công việc của bản thân |
(13) (14) |
GT-HT GT-HT |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU |
|||
Trách nhiệm |
Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ |
(15) |
4. TN.1.1 |
Trung thực |
- Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm. |
(16) |
TT |
Chăm chỉ |
- Thích đọc sách báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng kiến thức. - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hang ngày |
(17) (18) |
CC CC |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học |
Giáo viên |
Học sinh |
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (10 phút) |
Tranh ảnh |
Dụng cụ học tập: tập, sách,… |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào (35 phút) |
Hình 25.1 trùng roi Hình 25.2 cây cà chua |
Dụng cụ học tập: tập, sách,… |
Hoạt động 3: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào (45 phút) |
Giấy A0 thiết kế phiếu ‘Khăn trải bàn’. Hình 26.1 Mối quan hệ giữa tế bào và mô thực vật. Hình 26.2 Mối quan hệ giữa tế bào và mô động vật. |
Dụng cụ học tập: tập, sách,… |
Hoạt động 4: Thực hành quan sát sinh vật (45 phút) |
- Kính hiển vi kết nối với màn chiếu, kính hiển vi cho các nhóm, tiêu bàn, lamen, kim mũi mác, dao mổ, cốc đựng nước, ống nhỏ giọt. (4 bộ) Mô hình tháo lắp cơ thể người. Phần mềm mô hình 3D cơ thể người |
- Vật mẫu: nước ao hồ, nước đọng lâu ngày, mẫu nuôi cấy Vật mẫu: cây cà rốt, cây hành tây, cây lạc, cây quất, cây xương rồng, cây khoai tây,… |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian) |
Thời gian |
Mục tiêu (Có thể ghi ở dạng STT hoặc dạng mã hoá đối với YCCĐ) |
Nội dung dạy học trọng tâm |
PP, KTDH chủ đạo |
Phương án đánh giá |
|
(STT) |
YCCĐ |
|||||
Hoạt động 1: Đặt vấn đề |
(3 phút) |
|
So sánh các loài sinh vật trên trái đất |
PP: trực quan |
||
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ thể đơn bào |
22 phút |
(1) |
1. KHTN 1.1 |
Thế nào là cơ thể đơn bào Ví dụ minh hoạ |
- PP: trực quan, khăn trải bàn (Phương pháp sử dụng tranh hình) - KTDH: hỏi- đáp |
- Câu hỏi - Thang đo Câu trả lời của học sinh |
Hoạt động 3. Tìm hiểu cơ thể đa bào |
25 phút |
(2) |
2. KHTN1.1 |
Thế nào là cơ thể đa bào Ví dụ minh hoạ |
-Dạy học trực quan (Phương pháp sử dụng tranh hình) -Kỹ thuật: hỏi - đáp |
- Câu hỏi - Thang đo Câu trả lời của học sinh |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào |
25 phút |
1,2 |
KHTN 1.1 |
Đặc điểm cơ thể trùng roi. Cấu tạo cơ thể đơn bào. Ví dụ. Cấu tạo cơ thể đa bào. Ví dụ. Sự khác nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. |
- Dạy học trực quan (phương pháp sử dụng tranh, hình ảnh). - Kĩ thuật động não – công não. |
Câu hỏi |
Hoạt động 5: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào |
20 phút |
3,4 |
KHTN 1.2 |
Mối quan hệ giữa tế bào và mô. Mối quan hệ giữa mô và cơ quan Mối quan hệ giữ cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. |
- Phương pháp dạy học trên dự án. - Kĩ thuật khăn trải bàn. |
Giáo viên đánh giá qua sản phẩm ‘khăn trải bàn’ của học sinh. |
Hoạt động 6: Thực hành quan sát sinh vật |
45 phút |
7 5 6 |
KHTN 2.4 KHTN 1.2 KHTN 1.3 |
Quan sát cơ thể đơn bào trong 1 giọt nước ao, hồ dưới kính hiển vi và vẽ lại hình mình đã quan sát được. Xác định thành phần của TV dựa trên mẫu vật. Các cơ quan cấu tạo nên cơ thể người. |
Phương pháp: dạy học trực quan (mẫu vật, mô hình) Kĩ thuật: KWL, kĩ thuật công não, động não. |
Bài thu hoạch của học sinh dưới dạng bảng KWL. |
B. HOẠT ĐỘNG HỌC
Trích mô tả một hoạt động học
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- GV cho HS quan sát các hình ảnh
Cá voi dài 30m Vi khuẩn E.coli dài 1µm
è Hai hình ảnh trên cho ta thấy sưk khác biệt rất lớn về kích thước cơ thể của các loài sinh vật> Vậy lí do là gì? Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ thể đơn bào (45 PHÚT)
1. Mục tiêu: (1) KHTN 1.1: Nhận biết được cơ thể đơn bào. Lấy ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào...)
(3) TC.1.1: Chủ động, tích cự thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm
(4) 4. TN.1.1: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
2.Tổ chức hoạt động
2.1/ GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: (5 phút)
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm các câu hỏi:
1) Hãy chỉ ra đặt điểm chung nhất của các cơ thể trong hình? Nhận xét về sự giống nhau đó
2) Trên thực tế em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Vì sao?
3/ Cơ thể đơn bào là gì? Cho ví dụ
2.2) HS thực hiện nhiệm vụ học tập (17 phút)
- HS hoạt động nhóm (4 hs), quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập (7 phút)
+ Nhận giấy A0 chia thành 4 phần và 1 phần trung tâm
+ Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình
+ Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm
- HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức
- Qua hỏi – đáp , HS kết luận:
+ Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: Trùng roi, tảo silic, vi khuẩn lao...
3. Sản phẩm học tập:
- Nội dung các câu trả lời trên giấy Ao và phần trình bày của HS:
BẢNG KẾT QUẢ
+ Giống nhau: màng tế bào, chất tế bào, nhân à cấu tạo của 1 tế bào + Trên thực tế em không quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường vì chúng có kích thước quá nhỏ bé + Cơ thể dơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống. Ví dụ: Trùng roi, tảo silic, vi khuẩn lao... |
4. Phương án đánh giá:
- GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS
Nội dung đánh giá |
Mức 1 (5đ) |
Mức 2 ( 7đ) |
Mức 1 (10đ) |
Điểm |
Trả lời câu hỏi |
Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích. |
Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn. |
Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn. |
|
Đóng góp ý kiến |
Chỉ nghe ý kiến |
Có ý kiến |
Có nhiều ý kiến, ý tưởng |
|
Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm |
Lắng nghe |
Có lắng nghe, phản hồi |
Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả |
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ thể đa bào (45 phút)
1. Mục tiêu: (2) KHTN 1.1: Nhận biết được cơ thể đa bào. Lấy ví dụ minh hoạ (cơ thể đa bào: động vật, thực vật...)
(3) TC.1.1: Chủ động, tích cự thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm
(4) 4. TN.1.1: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
2.1/ GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: (5 phút)
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập:
1) So sánh cơ thể đơn bào và đa bào
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đặc điểm |
Vi khuẩn E. coli |
Trùng roi |
Con ếch |
Cây cà chua |
.................. |
1. Số lượng tế bào | |||||
2. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay không ? | |||||
3. Đơn bào/ Đa bào |
2.2) HS thực hiện nhiệm vụ học tập (20 phút)
- HS hoạt động nhóm (4 hs), quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập (10 phút)
- HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức
- Qua hỏi – đáp , HS kết luận:
+ Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhều tế bào các tế bào khác nhau thực hiện được các chức năng khác nhau trong cơ thể. Ví dụ: cây phượng, cây hoa hồng, con mèo...
3. Sản phẩm học tập:
- Nội dung các câu trả lời trên giấy Ao và phần trình bày của HS:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đặc điểm |
Vi khuẩn E. coli |
Trùng roi |
Con ếch |
Cây cà chua |
Con mèo |
4. Số lượng tế bào |
Một tế bào |
Một tế bào |
Nhiều tế bào |
Nhiều tế bào |
Nhiều tế bào |
5. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay không ? |
Không |
Không |
Có |
Có |
Có |
6. Đơn bào/ Đa bào |
Đơn bào |
Đơn bào |
Đa bào |
Đa bào |
Đa bào |
5. Phương án đánh giá:
- GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS
Nội dung đánh giá |
Mức 1 (5đ) |
Mức 2 ( 7đ) |
Mức 1 (10đ) |
Điểm |
Trả lời câu hỏi |
Trả lời được khoảng 50% các ý đúng |
Trả lời được hầu hết các ý đúng |
Trả lời đúng câu hỏi. Tìm được thêm ví dụ minh hoạ |
|
Đóng góp ý kiến |
Chỉ nghe ý kiến |
Có ý kiến |
Có nhiều ý kiến, ý tưởng |
|
Tiếp thu, trao đổi Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm |
Lắng nghe |
Có lắng nghe, phản hồi |
Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả |
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
- Nhận biết được cơ thể đơn bào Lấy ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào...).
- Nhận biết được cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy ví dụ minh hoạ (cơ thể đa bào: thực vật, động vật...)
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO (45 phút)
Mục tiêu hoạt động: (1), (2) Tổ chức hoạt động:
v Chuẩn bị: Tranh ảnh
Nội dung
a. Cơ thể đơn bào
- Bước 1: Cho học sinh quan sát hình trùng roi.
- Bước 2: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
Quan sát hình 25.1, cho biết đặc điểm cơ thể của trùng roi. Từ đó hãy cho biết cơ thể đơn bào là gì? Lấy ví dụ.
- Bước 3: Nhận xét câu trả lời của học sinh và rút ra kết luận.
b. Cơ thể đa bào
- Bước 1: Cho học sinh quan sát hình 25.2 cây cà chua.
- Bước 2: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
+ Kể tên một số tế bào cấu tạo nên cơ thể thực vật.
+ Em hãy nêu điểm khác biệt giữa cơ thể trùng roi và cây cà chua. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?
- Bước 3: Nhận xét câu trả lời của học sinh và rút ra kết luận.
c. Luyện tập
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và hoàn thành câu hỏi cuối bài.
- Bước 2: Học sinh trình bày.
- Bước 3: Giáo viên nhận xét và kết luận.
HOẠT ĐỘNG 5: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC TRONG CƠ THỂ ĐA BÀO (45 phút)
Mục tiêu hoạt động: (1), (2) Tổ chức hoạt động:
v Chuẩn bị:
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
- Giấy A0 theo mẫu giáo viên thiết kế.
v Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng dạy học trên dự án, Kĩ thuật khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm.
- Bước 1: Giới thiệu dự án
+ Giáo viên khai thác những hiểu biết sơ bộ của học sinh về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể bằng phương pháp trực quan.
+ Giáo viên giới thiệu dự án “Ở cơ thể đơn bào, mỗi tế bào là một cơ thể, vậy với cơ thể đa bào, các tế bào có sự phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để tạo thành cơ thể sống. Em hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan để biết được sự phối hợp hoạt động của chúng trong cơ thể”?
Để biết được sự phối hợp hoạt động của các tế bào trong cơ thể đa bào, chúng ta cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
+ Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tế bào và mô.
+ Tìm hiểu mối quan hệ giữa mô và cơ quan.
+ Tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
- Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nội dung hoạt động trong nhóm, thiết kế tiến trình làm việc cho nhóm theo định hướng nhiệm vụ.
Nhóm 1,4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tế bào và mô.
Nhóm 2,5: Tìm hiểu mối quan hệ giữa mô và cơ quan.
Nhóm 3,6: Tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
Bảng phân công nhiệm vụ và dự kiến các sản phẩm dự án của nhóm
Nhiệm vụ |
Nội dung cần thực hiện |
Sản phẩm dự kiến |
Nhóm 1,3 |
Quan sát hình 26.1 và 26.2 cho biết mối quan hệ giữa tế bào và mô. Các tế bào cấu tạo nên mỗi loại mô có đặc điểm gì? Từ đó, hãy cho biết mô là gì? |
Phiếu đáp án theo mẫu của hs. |
Nhóm 2,5 |
Quan sát hình 26.3 cho biết lá cây và dạ dày được cấu tạo từ những loại mô nào? Lá là cơ quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật, dạ dày là cơ quan thực hiện chức năng tiêu hóa ở động vật. Vậy cơ quan là gì? Lấy ví dụ về một số cơ quan trong cơ thể người. |
Phiếu đáp án theo mẫu của hs. |
Nhóm 3,6 |
Quan sát hình 26.4, em hãy kể tên một số cơ quan thuộc hệ chồi của thực vật. Quan sát hình 26.5 và cho biết những cơ quan nào tham gia vào chức năng tiêu hóa ở người? Từ đó hãy nêu mối quan hệ giữa cơ quan và hệ cơ quan ở sinh vật? Hãy kể tên một số hệ cơ quan trong cơ thể của thực vật và động vật. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? |
Phiếu đáp án theo mẫu của hs. |
- Bước 3: Thực hiện dự án
Tiến trình thực hiện dự án
Nội dung |
Hoạt động của hs |
Hoạt động của gv |
Thu thập thông tin |
Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch |
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. |
Thảo luận nhóm để xử lý thông tin |
Từng cá nhân trong nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm. |
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. |
Hoàn thành báo cáo |
Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm. |
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm. |
- Bước 4: Viết báo cáo và trình bày báo cáo.
Dự án: ‘Tìm hiểu mối quan hệ giữa tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể’
Các nhóm sẽ báo cáo theo kế hoạch đã thực hiện, được công bố dưới dạng sơ đồ của kĩ thuật khăn trải bàn trước lớp.
- Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện dự án
Học sinh và giáo viên đánh giá kết quả học tập dựa trên sản phẩm của các nhóm.
c. Luyện tập
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và hoàn thành câu hỏi cuối bài.
- Bước 2: Học sinh trình bày.
- Bước 3: Giáo viên nhận xét và kết luận.
HOẠT ĐỘNG 6: THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT (90 PHÚT)
Mục tiêu hoạt động: (5), (6), (7) Tổ chức hoạt động:
v Chuẩn bị:
- Bảng KWL.
Mẫu vật: mẫu vật tự nhiên, bộ ảnh thực vật, mô hình lắp ráp cơ thể người.
- Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lame, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mẫu vật, mô hình), kĩ thuật: KWL
Chia lớp thành 4 nhóm.
Quan sát cơ thể đơn bào
Bước 1: GV chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành và hướng dẫn học sinh cách làm tiêu bản trong thí nghiệm quan sát cơ thể đơn bào cho học sinh quan sát.
Bước 2: Tạo bảng KWL trên bảng lớn và yêu cầu mỗi nhóm có 1 bảng KWL.
K |
W |
L |
Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh điền những đều đã biết về cơ thể đơn bào vào cột K.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu (Em muốn tìm hiểu thêm đều gì về cơ thể đơn bào).
Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và tự trả lời câu hỏi vào cột L.
Bước 6: Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh những đều đã ghi tại cột K và cột W để kiểm chứng tính chính xác của cột K, mức độ đáp ứng nhu cầu của những đều muốn biết (cột W ban đầu).
Bảng KWL trong quan sát cơ thể đơn bào
K |
W |
L |
Sinh vật có cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào. Tế bào đó thực hiện được chức năng của cơ thể sống. Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể. |
Trong môi trường tự nhiên (giọt nước ao, hồ) có những sinh vật nhỏ bé nào không thể quan sát được bằng mắt thường? Bằng cách nào quan sát được những sinh vật có kích thước nhỏ bé? Cấu tạo cơ thể sinh vật đó như thế nào? |
- Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày….. - Để quan sát được chúng ta phải làm tiêu bản và xem dưới kính hiển vi. Cấu tạo cơ thể các sinh vật quan sát dưới kính hiển vi: Trùng roi cơ thể chỉ gồ 1 tế bào và tế bào đó thực hiện các chức năng của cơ thể sống, có khả năng di chuyển, di chuyển nhờ roi. |
Quan sát các cơ quan cây xanh
Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mẫu vật), kĩ thuật: công não – động não
Các nhóm tiếp tục chuyển sang hoạt động học tập mới ‘quan sát cơ quan cây xanh’
Bước 1: Nhóm trưởng điều phối quá trình ‘quan sát cơ quan cây xanh’, thư kí ghi nhận các ý kiến của nhóm.
Bước 2: Mỗi thành viên quan sát cây xanh và đưa ra ý kiến của cá nhân về việc quan sát cơ quan cây xanh.
Bước 3: Kết thúc thảo luận, các nhóm chốt các ý kiến và thư kí trình bày.
Bước 4: Đánh giá.
Quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người
Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mô hình), kĩ thuật: công não – động não
Các nhóm tiếp tục chuyển sang hoạt động học tập mới ‘quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người’
Bước 1: Nhóm trưởng điều phối quá trình ‘quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người’
+ Đặt mô hình vào vị trí thích hợp.
+ Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo ngoài của cơ thể người.
+ Quan sát cấu tạo hệ cơ quan bằng cách tháo dần các bộ phận của mô hình.
+ Lắp mô hình về dạng ban đầu.
Bước 2: Mỗi thành viên trong nhóm quan sát và tháo lắp mô hình theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3: Kết thúc quan sát, giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Các nhóm viết và nộp báo cáo ‘quan sát sinh vật’ theo mẫu.
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
1. Phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đặc điểm |
Vi khuẩn E. coli |
Trùng roi |
Con ếch |
Cây cà chua |
.............. |
7. Số lượng tế bào | |||||
8. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay không ? | |||||
9. Đơn bào/ Đa bào |
2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập Hoạt động 1:
Nội dung đánh giá |
Mức 1 (5đ) |
Mức 2 ( 7đ) |
Mức 1 (10đ) |
Điểm |
Trả lời câu hỏi |
Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích. |
Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn. |
Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn. |
|
Đóng góp ý kiến |
Chỉ nghe ý kiến |
Có ý kiến |
Có nhiều ý kiến, ý tưởng |
|
Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm |
Lắng nghe |
Có lắng nghe, phản hồi |
Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả |
3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập Hoạt động 2:
Nội dung đánh giá |
Mức 1 (5đ) |
Mức 2 ( 7đ) |
Mức 1 (10đ) |
Điểm |
Trả lời câu hỏi |
Trả lời được khoảng 50% các ý đúng |
Trả lời được hầu hết các ý đúng |
Trả lời đúng câu hỏi. Nêu được ví dụ minh hoạ |
|
Đóng góp ý kiến |
Chỉ nghe ý kiến |
Có ý kiến |
Có nhiều ý kiến, ý tưởng |
|
Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm |
Lắng nghe |
Có lắng nghe, phản hồi |
Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả |
PHIẾU HỌC TẬP
QUAN SÁT CƠ THỂ ĐƠN BÀO
QUAN SÁT CÁC CƠ QUAN CẤU TẠO CÂY XANH Em hãy nêu cấu tạo của cây xanh ?
QUAN SÁT CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI ( Sơ đồ tư duy )
|
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
(DÀNH CHO HỌC SINH)
Các tiêu chí |
Có |
Không |
Hoạt động 1 |
|
|
Chuẩn bị mẫu vật: mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày, mẫu nuôi cấy |
||
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn |
||
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm |
||
Vẽ được hình cơ thể đơn bào đã quan sát |
||
Hoạt động 2 |
||
Chuẩn bị mẫu vật: cây cà rốt, cây hành tây, cây lạc, cây quất,… |
||
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn |
||
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm |
||
Nhận dạng được các bộ phận của cây xanh |
RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM
( DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
Tiêu chí |
Mức độ biểu hiện |
Điểm |
||
Mức 1 ( 8 – 10 ) |
Mức 2 (5 – 7) |
Mức 3 ( |
||
Chuẩn bị mẫu vật |
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm |
Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm |
Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm |
|
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn |
Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thí nghiệm |
Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thí nghiệm |
Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thí nghiệm |
|
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm |
Tất cả thành viên trong nhóm có sự trao đổi, thống nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. |
Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. |
Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ nhau thực hành, còn học sinh chỉ quan sát mà không thực hiện. |
|
Làm được sản phẩm |
- Làm được tiêu bản theo đúng các bước thí nghiệm, vẽ lại được cơ thể đang quan sát một cách chính xác - Nhận dạng đủ các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh - Nhận dạng đủ các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người |
- Làm được tiêu bản các bước thí nghiệm, chưa vẽ lại được cơ thể đang quan sát một cách chính xác - Nhận dạng được 2/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh - Nhận dạng 2/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người |
- Làm tiêu bản các bước thí nghiệm nhưng chưa quan sát được, chưa vẽ lại được cơ thể đang quan sát - Nhận dạng 1/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh - Nhận dạng 1/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người |
|
Tổng điểm |
CHỦ ĐÈ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
Bài 22: PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
Môn học: Khoa học tự nhiên. Lớp 6
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống;
- Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: Loài, chi, ho, bộ, lớp, ngành, giới. Nhận biết được cách gọi tên sinh vật;
- Nhận biết được 5 giới sinh vật và lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới;
- Nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân thông qua ví dụ;
- Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về phân loại thế giới sống;
- Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về cách phân loại sinh vật và khoá lưỡng phân;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn hoặc trong học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được sự cẩn thiết của việc phân loại thế giới sống; Nhận biết được năm giới sinh vật và lấy được ví dụ minh hoạ cho mỗi giới; Phân biệt được các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới; Nhận biết được cách gọi tên sinh vật và cách xây dựng khoá lưỡng phân; Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống;
- Tim hiểu tự nhiên: Thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân để phân loại sinh vật;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên và phân loại được một số sinh vật xung quanh em.
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo án, SGK, Các hình ảnh liên quan đến bài học, bài tập trên Powerbol
- Phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1 Nhóm ................ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu hỏi hoạt động |
Học sinh tra |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
1/Kể tên một số sinh vật trong hình 29.1 . 2/ Em hãy nhận xét về thê giới sống của sinh vật? 3/ Thế giới sống có thể được phân loại theo những tiêu chí nào? Trên cơ sở đó, em hãy phân loại các sinh vật trong hình 29.1. |
1/...................................................................... ......................................................................... 2/ ....................................................................... ........................................................................... 3/ ....................................................................... ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Phiếu học tập số 2 Nhóm ................ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
1/ Kể tên các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong thê giới sống? 2/ Từ cách phân loại loài Gấu đen châu mỹ, em hãy cho biết các bậc phân loại của loài Gấu trắng trong hình 29.3? 3/ Em có nhận xét gì về các sinh vật cùng loài? 4/Quan sát hình 29.4 em hãy cho biết sinh vật có những cách gọi tên nào? |
1/........................................................................ ......................................................................... 2/ ....................................................................... ........................................................................... 3/ ....................................................................... ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... 4/ ....................................................................... ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Phiếu học tập số 3 Nhóm ................ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phiếu học tập số 4 Nhóm ................ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
1/ Hoàn thành nội dung bảng sau (Mỗi học sinh 1 loài)
2/ Nêu các tiêu chí được sử dụng để phân biệt các sinh vật trong hình? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 3/ Em hãy cho biết cách xây dựng khoá lưỡng phân trong hình 29.7? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… |
Phiếu học tập số 5
(Được chiếu lên màn hình để học sinh thi đua trả lời)
1/ Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật.
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4).
2/Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?
(1)Đặc điểm tế bào.
(2)Mức độ tổ chức cơ thể.
(3)Môi trường sống.
(4)Kiểu dinh dưỡng.
(5)Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.
A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (4), (5).
c.(1),(2),(3),(4). D. (1), (3), (4), (5).
3/ Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A. Loài —> Chi (giống) —> Họ —► Bộ —» Lớp —> Ngành —> Giới.
B. Chi (giống) —» Loài —» Họ —> Bộ —> Lớp —> Ngành —> Giới,
C. Giới —> Ngành —>Lớp —> Bộ —» Họ —> Chi (giống) -» Loài.
D. Loài —> Chi (giống) —> Bộ —► Họ —> Lớp —> Ngành —> Giới.
4/ Tên phổ thông của loài được hiểu là
Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.
Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố).
c. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.
D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố).
5/ Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Thực vật
6/ Cho một số sinh vật sau: vi khuẩn E. coli, trùng roi, nấm men, nấm mốc, rêu, lúa nước, mực ống, san hô. Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào các giới sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau:
Giới |
Đại diện sinh vật |
Khởi sinh |
|
Nguyên sinh |
|
Nấm |
|
Động vật |
|
Thực vật |
1/ Đáp án C.
2/ Đáp án C.
3/ Đáp án A.
4/ Đáp án C.
5/ Đáp án D.
6/
Giới |
Đại diện sinh vật |
Khởi sinh |
Vi khuẩn £ coli |
Nguyên sinh |
Trùng roi |
Nấm |
Nấm men, nấm mốc |
Động vật |
Mực ống, san hô |
Thực vật |
Rêu, lúa nước |
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Xem video về các loài sinh vật
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Cho học sinh xem clip giới thiệu về các loài sinh vật trong tự nhiên và môi trường sống của chúng.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi ‘’ Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú, chúng sống khắp mọi nơi. Dựa vào cấu tao, sự di chuyển, kích thước…..để phân chia sinh vật thành các nhóm khác nhau”
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Thông báo luật chơi: Quan sát đoạn phim về các loài sinh vật sống trong tự nhiên để trả lời câu hỏi |
Học sinh theo dõi. |
Giao nhiệm vụ: Em có nhận xét gì về sinh vật trong tự nhiên qua đoạn phim trên? Để phân chia chúng thành các nhóm khác nhau ta dựa vào đặc điểm nào? |
Học sinh nhận. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Chiếu phim để học sinh quan sát |
Thực hiện nhiệm vụ. |
Chốt lại vấn đề: Học sinh trả lời xong, HS khác nhận xét sau đó giáo viên chốt lại vấn đề “ Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phức tạp.Vậy để gọi đúng tên, đưa vào đúng nhóm, thấy được sự đa dạng của chúng thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm rõ các vấn đề trên” |
HS theo dõi, chuẩn bị tìm hiểu bài học mới. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Phân loại thế giới sống
a) Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
b) Nội dung: Giáo viên chiếu hình 29.1 sgk tổ chức cho học sinh thảo luận theo căp (2HS) trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Giao nhiệm vụ - Giáo viên chiếu 29.1 sgk hướng dẫn học sinh quan sát; -Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi trong 3 phút trả lời câu hỏi vào phiếu học tập số 1. |
Nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng sẽ được cộng điểm. |
Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1 |
Báo cáo kết quả - Giáo viên chọn 1 cặp đôi lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét bổ sung nếu còn thiếu. - GV nhận xét, cho điểm khuyến khích học sinh. |
- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả ở phiếu học tập |
Tổng kết - Qua nội dung phiếu học tập GV đặt câu hỏi - Em hiểu thế nào về phân loại thế giới sống? Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống? - Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận qua trả lời câu hỏi. |
* HS rút ra kết luận và ghi vào vở - Phân loại thế giới sổng là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể. - Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các bậc phân loại sinh vật và cách gọi tên loài
a) Mục tiêu: Nhận biết các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo thứ tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới và nêu được khái niệm loài, cách gọi tên loài
b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi Mảnh ghép về cơ cấu tổ chức các HS trong lớp học, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Giao nhiệm vụ - GV tổ chức trò chơi Mảnh ghép về cơ cấu tổ chức các HS trong lớp học. Mảnh ghép gồm: Lớp trưởng, Lớp phó,Tổ 1,Tổ 2,Tổ 3,... GV yêu cẩu HS xây dựng cơ cấu tổ chức từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao. - GV chuẩn bị các thẻ về các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn (mỗi thẻ là một bậc phân loại) kết thúc trò chơi GV nhận xét chốt lại vấn đề. Giáo viên yêu cầu HS quan sát các hình 29.2, 29.3 trong SGK hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập 2. |
Học sinh theo dõi phần hướng dẫn trò chơi của giáo viên. |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Liên hệ trò chơi Mảnh ghép vể cơ cấu tổ chức trong lớp học và hoạt động theo nhóm 4 học sinh hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2. |
Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ |
Báo cáo kết quả: - Giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét bổ sung nếu còn thiếu. - GV nhận xét, cho điểm khuyến khích học sinh và kết luận. |
- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét |
Tổng kết: - Giáo viên tổng hợp để đi đến kết luận. - Yêu cầu học sinh chốt lại các bậc phân loại. |
HS rút ra kết luận và ghi vào vở |
Hoạt động 4: Tìm hiểu về các giới sinh vật
a) Mục tiêu: HS nhận biết thế giới sổng được phân chia thành năm giới sinh vật theo quan điểm của Whittaker, 1969. Nêu được đại diện các giới và chứng minh được sự đa dạng của thế giới sống.
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi và sử dụng kỹ thuật công não.
c) Sản phẩm: Qua trò chơi học sinh rút ra được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu hình 29.5, hướng dẫn HS quan sát sơ đồ năm giới và thông tin trong SGK sau đó tổ chức trò chơi đoán hình |
- Học sinh theo dõi phần hướng dẫn trò chơi của giáo viên . |
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh một số loài động vật, thực vật thuộc 5 giới, học sinh quan sát hình đoán tên sinh vật và thuộc giới nào. Kết thúc trò chơi HS thảo luận nhóm (3phút) hoàn thành phiếu học tập số 3. |
Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ. |
Báo cáo kết quả - Giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét bổ sung nếu còn thiếu. - GV nhận xét, cho điểm khuyến khích học sinh và kết luận. |
- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét |
Tổng kết: - Qua phiếu học tập yêu cầu học sinh rút ra kết luận thông qua câu hỏi: 1/ Em có thể phân biệt năm giới sinh vật dựa vào những tiêu chí nào? 2/ Hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên một số đại diện sinh vật thuộc mỗi giới? 3/ Nêu đặc điểm của mỗi giới? - Học sinh trả lời học sinh khác nhận xét bổ sung sau đó giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức. |
Học sinh kết luận vào vở |
Hoạt động 5: Tìm hiểu khóa lưỡng phân
a) Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách xây dựng khoá lưỡng phân trong hình 29.7 để phân loại sinh vật trong hình 29.6.
b) Nội dung: GV chuẩn bị hình 22.6 trong SGK hướng dẫn HS quan sát thảo luận nhóm rút ra kiến thức.
c) Sản phẩm: Quan sát hình thảo luận nhóm hoàn thành bài tập và rút ra được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 29.6 sgk hoàn thành phiếu học tập số 4. |
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: GV giới thiệu hình 29.6 sgk và một số hình ảnh các loài sinh vật khác, hướng dẫn HS sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn quan sát sơ đồ hình 29.7 SGK và hoàn thành thành phiếu học tập số 4 |
Học sinh quan sát hình và theo dõi phần hướng dẫn thảo luận nhóm của giáo viên để thực hiện nhiệm vụ |
Báo cáo kết quả - Giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, nhóm khác nhận xét bổ sung nếu còn thiếu. - GV nhận xét, cho điểm khuyến khích học sinh và kết luận. |
- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét. - Học sinh theo dõi. |
Tổng kết - Qua phiếu học tập yêu cầu học sinh rút ra kết luận thông qua câu hỏi: + Em hiểu thế nào là khóa lưỡng phân? + Các bước xây dựng khóa lưỡng phân? - Học sinh trả lời học sinh khác nhận xét bổ sung sau đó giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức vào vở. |
. *HS Kết luận vào vở
|
Hoạt động 4: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: HS quan sát màn hình, dong tay nhanh nhất sẽ được trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được cộng 0.5đ. |
Nhận nhiệm vụ |
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu các câu hỏi cho HS quan sát, suy nghĩ và trả lời. |
HS quan sát màn hình và dong tay phát biểu. |
Báo cáo kết quả: Sau mỗi câu hỏi, GV cho HS biết đáp án. |
Lắng nghe và ghi nhớ. |
Tổng kết: Nhận xét quá trình trả lời câu hỏi và mơ rộng thêm về khoa lưỡng phân. |
HS lắng nghe, ghi nhớ. |
Hoạt động 5 : Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi vào phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập tiết sau nộp lại cho giáo viên. 1/ Hãy kể tên một số loài động vật, thực vật sống xung quanh em từ đó hãy cho biết những sinh vật nào được gọi theo tên địa phương, những sinh vật nào được gọi theo tên phổ thông. 2/ Bảng đặc điểm đối lập của các sinh vật:
Từ bảng đặc điểm trên, học sinh tự vẽ sơ đồ khoá lưỡng phân. |
Nhận nhiệm vụ |
||||||||||||||||||||
Hướng dẫn thực hiên: Thực hiện tại nhà có sự hỗ trợ của cha, mẹ. |
Thực hiện nhiệm vụ |
||||||||||||||||||||
Báo cáo kết quả: Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho giáo viên. |
Ghi nhớ |
C. DẶN DÒ
- Về nhà hoàn thành nội dung bài tập.
- Tham khảo các nội dung đọc thêm của bài 29 sgk
- Chuẩn bị nội dung cho bài thực hành tiếp theo
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Học sinh tự đánh giá theo bảng sau:
Họ tên học sinh…………………………
Các tiêu chí |
Tốt |
Khá |
Trung bình |
Chưa đạt |
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp |
|
|
|
|
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên |
|
|
|
|
- Phân biệt được các bậc phân loại, biết gọi tên sinh vật, nhận biết được 5 giới sinh vật và lấy được ví dụ - Biết cách xây dựng khóa lưỡng phân - Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sinh vật đa dạng |
|
|
|
|