''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tài nguyên » KHBD lớp 7

Công nghệ 7

Cập nhật lúc : 20:39 23/10/2021  

KHDH CÔNG NGHỆ 7 TUẦN 1- 9

TIẾT 1

                               Ngày soạn: 7/9/2021

 

PHẦN 1: TRỒNG TRỌT

CH­ƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

Bài 1,2: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.

KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG

1. Mục tiêu  

1.1. Kiến thức

- Nêu được các vai trò nhiệm vụ của trồng trọt

- Nêu được k/n đất trồng.

- Nêu các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đ/v cây trồng.

1.2. Kĩ năng

- Trình bày được cácnhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt là tạo được sp ngày càng nhiều, ngày càng có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và có nhiều hàng hoá tốt xuất khẩu.    

1.3. Thái độ

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trư­­ờng đất.

1.4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên: Bảng phụ, s­ưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, ngiên cứu bài và trả lời các câu hỏi.

3. Phương pháp

- Thuyết trình, Trực quan, vấn đáp...

4. Tiến trình dạy học

4.1. Ổn định lớp

4.2. Kiểm tra bài cũ: Không

4.3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: GV đặt vấn đề

Hàng ngày mỗi người phải sử dụng đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng, cần phải có nhiều sản phẩm từ thực vật, muốn có nhiều sp từ thực  vật phải có trồng trọt, muốn trồng trọt thì phải có đất trồng. Như vậy trồng trọt đã có vai trò ntn ? Và có nhiệm vụ gì đối với sự phát triển của XH và đời sống con ng ?

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của trồng trọt trong nền KT.

Gv :  Giới thiệu hình 1 SGK

? Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết vai trò thứ 1, 2, 3, 4 của trồng trọt là gì ?

Hs : Thảo luận nhóm

Gv : Gọi  đại diện  từng nhóm lên trả lời câu hỏi.

Hs : Các nhóm góp ý kiến.

Gv: Nhận xét và chốt lại.

Gv : Giới thiệu thế nào là cây lư­­ơng thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp.

Nội dung giáo dục môi trường:

- Có vai trò lớn trong điều hòa không khí, cải tạo môi trường

- Vừa phát triển tăng sản lượng, vừa tránh làm mất cân bằng môi trường sinh thái.

Hs : Nghe giảng.

? Em hãy kể 1 số loại cây l­­ương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa ph­­ương em.

? Em hãy nêu 1 số nông sản ở n­­ước ta đã xuất khẩu ra thị tr­ường thế giới.

I. Vai trò của trồng trọt

  1. Cung cấp : l­ương thực, thực phẩm cho con ng­ười.

  2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

  3. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

  4. Cung cấp nông sản xuất khẩu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt.

? Dựa vào vai trò của trồng trọt em hãy cho biết SX nhiều  lúa, ngô, khoai, sắn là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào

? Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, …là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào .

? Phát triển chăn nuôi  lợn, gà, vịt, là nhiệm vụ của lĩnh vực SX nào .

? Trồng cây mía, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào .

? Trồng cây  lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho XD và công nghiệp làm giấy.

? Trồng cây đặc sản chè, cafê để lấy nguyên liệu để xuất khẩu là nhiệm vụ của lĩnh vực SX nào ?

II. Nhiệm vụ của trồng trọt

1. Cung cấp cây l­ương thực.

2. Cung cấp thực phẩm.

3. Nguyên liệu cho CN

 4. Nông sản để xuất khẩu.

- Đảm bảo lư­ơng thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hoạt động 4: Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt

Gv : Treo bảng phụ ghi bảng SGK

 Hs : Suy nghĩ và lên bảng điền

 - Khai hoang lấn biển.

 - Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.

 - áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.

? Mục đích cuối cùng của các biện pháp đó là gì .

Hs : trả lời câu hỏi.

III. Để thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì ?

- Tăng diện tích cây trồng.

- Tăng l­ượng nông sản.

- Tăng năng suất cây trồng

Hoạt động 5: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng

Gv: cho hs đọc mục 1 sgk.

 ? Đất trồng là gì .

Hs : trả lời.

Gv : bổ sung và ghi bảng.

Nội dung giáo dục môi trường:

Môi trường đất ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây trồng dẫn đến năng suất thấp

? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không ? Vì sao ?

Gv : H­ướng dẫn hs quan  sát hình 2 SGK

? Cây trồng trong môi tr­ường n­ước và môi trường đất có gì khác nhau.

? Vậy đất có vai trò quan trọng như thế nào đối với cây trồng.

Hs: Trả lời câu hỏi.

IV. Khái niệm về đất trồng

1. Đất trồng là gì ?

   - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật (cây trồng) có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

2. Vai trò của đất trồng.

- Đất trồng là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho cây đứng vững

Hoạt động 6: Nghiên cứu thành phần của đất.

Gv: h­ướng dẫn hs quan sát sơ đồ 1 SGK

? Nhìn vào sơ đồ 1 SGK em hãy cho biết đất trồng bao gồm những thành phần nào .

Hs : trả lời câu hỏi.

? Phần khí có các chất khí nào.

? Phần khí có vai trò gì .

? Phần rắn của đất có những thành phần gì.

? Thế nào là chất vô cơ, chất hữu cơ.

? Phần rắn có tác dụng gì .

? Chất lỏng chính là thành phần gì trong đất ? Nó có tác dụng gì ?

Gv : Treo bảng phụ về  bảng 1 trong SGK

? Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức lớp 6 hãy điền vào vai trò trong thành phần của đất trồng theo mẫu ?

V. Thành phần của đất trồng

- Đất trồng gồm 3 phần

  + Phần khí.

  + Phần rắn.

  + Phần lỏng.

- Các chất khí : bao gồm Oxi, Nitơ, CO2. Cung cấp Oxi cho cây hô hấp.

-  Phần rắn bao gồm các chất vô cơ và chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

- Chất lỏng chính là  n­ước trong đất, có vai trò hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất.

Các TP của đất trồng

Vai trò đối với cây trồng

Phần khí

Cung cấp O2 cho cây hô hấp

Phần rắn

Cung cấp  chất d2 cho cây.

Phần lỏng

Cung cấp  n­ước cho  cây

4.4. Củng cố.

- Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ cuối 2 bài.

- Gv nêu các câu hỏi cuối bài  và gọi hs trả lời.

4.5. Hướng dẫn về nhà.

- Học kỹ câu hỏi SGK.

- Đọc tr­ước bài 3 : “Một số tính chất chính của  đất trồng”

5. Rút kinh nghiệm

TIẾT 2

                                       Ngày soạn:  7/9/2021

Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG

1. Mục tiêu  

1.1. Kiến thức

- Trình bày được thành phần cơ giới của đất

- Nêu được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính

- Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất

- Trìng bày được k/n độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng

1.2. Kĩ năng

- Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản

1.3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất

- Có ý thức cải tạo độ pH của đất

- Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sx

- Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường.

1.4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên: Tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

2.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

3. Phương pháp

- Thuyết trình, Trực quan, vấn đáp...

4. Tiến trình dạy học

4.1. Ổn định lớp.

4.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi kiểm tra bài cũ.

Đáp án biểu điểm

*

- Đất trồng là gì?

- Đất trồng có vai trò như­ thế nào đối với đời sống của cây?

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật (cây trồng) có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

- Vai trò của đất trồng:  Đất trồng là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho cây đứng vững.

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh h­ưởng tới năng suất và chất lư­ợng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết đ­ược các đặc điểm và tính chất của đất.

 

Hoạt động 2: Thành phần cơ giới của đất là gì ?

? Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào ?

Gv: Thành phần khoáng(thành phần vô cơ) của đất bao gồm các hạt cát, limon, sét. Tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là thành phần cơ giới của đất.

? Vậy thành phần cơ giới của đất là gì .

Gv: H­ướng dẫn Hs đọc thông tin trong sách giáo khoa và yêu cầu Hs trả lời câu hỏi.

? Việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì .

I. Thành phần cơ giới của đất là gì?

-  Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét trong thành phần vô cơ của đất gọi là thành phần cơ giới của đất.

-  Dựa vào thành phần cơ giới ng­ời ta chia đất thành 3 loại chính : Đất cát, đất thịt, đất sét.

Hoạt động 3: Phân biệt thế nào là độ chua, độ kiềm của đất ?

Gv : yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK. Trả lời câu hỏi sau :

? Độ PH dùng để đo cái gì .

Nội dung giáo dục môi trường:

- Cần bón vôi, phân hóa học hợp lý để trung hòa độ chua của đất.

Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: BĐKH, thiên tai làm gia tăng các hiện tượng bão, lũ quét, sạt lở đất, xói mòn đất, rửa trôi kiềm trong đất cùng với các nguyên nhân khác làm cho đất bị chua. Cần tiến hành các biện pháp cải tạo đất chua thường xuyên như: bón vôi, thau chua, canh tác hợp lí.

? Trị số PH đ­ược dao động trong phạm vi nào ?

? Với giá trị nào của PH thì đất đ­ợc gọi là đất chua, kiềm, trung tính.

Hs : Trả lời các câu hỏi

Gv : Nhận xét và chốt lại.

Gv : Ng­ười ta chia đất thành đất chua, kiềm, trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.

? Đối với loại đất thế nào thì cần cải tạo và cải tạo bằng cách nào.

II. Độ chua, độ kiềm của đất.

    

- Độ PH đ­ược dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất.

- Trị số PH đ­ợc dao động từ 0->14.

- Trị số : + PH < 6.5 => đất chua.

               + PH  = 6.6 - 7.5 đất trung tính.

               + PH  > 7.5 đất kiềm.

- Đối với đất chua cần phải bón vôi nhiều để cải tạo .

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.

GV nêu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất

 

III. Khả năng giữ nư­ớc và chất dinh dưỡng của đất.

- Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt

Hoạt động 5: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất

? Đất thiếu nước, thiếu chất dinh dư­ỡng cây trồng phát triển như thế nào.

? Đất đủ nư­ớc, đủ chất dinh dưỡng cây phát triển như­ thế nào.

Hs : Trả lời câu hỏi.

Gv :- Vậy nước và chất dinh dưỡng là 2

yếu tố của độ phì nhiêu.

- Có thể phân tích đất đủ nước, đủ chất dinh dưỡng chư­a hẳn là đất phì nhiêu vì đất đó ch­ưa cho năng suất cao.

Nội dung giáo dục môi trường: Trồng cây gây rừng tránh sói mòn đất

? Vậy đất phì nhiêu là đất như­ thế nào.

? Muốn đạt năng suất cao ngoài độ phì nhiêu của đất cần có yếu tố nào nữa.

IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?

- Đất phì nhiêu là đất có đủ nư­ớc, đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho năng suất cao và không chứa nhiều chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây.

- Ngoài độ phì nhiêu của đất cần có giống tốt, thời tiết tốt, chăm sóc tốt

 => Năng suất cao.

4.4. Củng cố.

Gv: Gọi Hs đọc phần ghi nhớ.

Gv: Nêu các câu hỏi để hs trả lời.

- Đất sét và đất thịt loại nào giữ nước tốt hơn? Vì sao?

- Tính chất chính của đất là gì?

4.5. Hướng dẫn về nhà.

- Học kỹ các câu hỏi sách giáo khoa.

- Mỗi học sinh chuẩn bị 3 mẫu đất khác nhau, 1 lọ đựng n­ước, 1 ống hút lấy nước, 1 mảnh nilon có kích thư­ớc 35x35 cm, tiến hành thực hành ở nhà theo SGK.

5.  Rút kinh nghiệm

TIẾT 3

                               Ngày soạn: 15/9/2021

THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (VÊ TAY)

 

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Biết cách và xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay)

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích. Kỹ năng quan sát, thao tác thực hành nhận biết.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm

       3. Thái độ:

  - Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

 - Mẫu đất

- Lọ đựng nước và 1 ống hút (bibet) thước đo

2. Học sinh:

 - Mẫu 3 loại đất: Cát, thịt, sét

- Lọ đựng nước

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

 

Hoạt động 1

1. Quy trình thực hành xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu quy trình thực hành SGK trang 11 và cho biết các bước thực hành. Nghiên cứu thông tin trình bày được 4 bước của quy trình thực hành. GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào mẫu bảng trang 12 SGK

HS: Hoạt động nhóm hoàn thành 3 mẫu đất và ghi kết quả vào phiếu học tập của nhóm.

GV: Kiểm tra và nhận xét các nhóm

- Bước1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay.

- Bước2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm

- Bước3: Dùng 2 bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính 3mm

- Bước4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm

Quan sát đối chiếu với bảng 1: Chuẩn phân cấp đất. Từ đó xác định từng loại đất

 

 

4. Củng cố

- Gọi 2 - 3 hs lên nhận xét bản báo cáo kết quả của bạn và tự rút kinh nghiệm bản thân.

- Trình bày các bước thao tác xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay?

- Em có cách nào khác để xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản không?

5. Hướng dẫn học ở nhà

  -HS  ôn tập kiến thức đã học .

TIẾT 4

                               Ngày soạn:  16/9/2021

Bài 6:  BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT

 

1. Mục tiêu  

1.1. Kiến thức

- Nêu được những lí do phải sử dụng đất hợp lí

- Nêu được các biện pháp cơ bản về sử dụng đất hợp lí và mục đích về việc sử dụng mỗi biện pháp

1.2. Kĩ năng

- Chỉ ra được một số loại đất chính đang sử dụng ở VN và một số loại đất cần được cải tạo. Nêu được các biện pháp và mục đích của từng biện pháp phù hợp với từng loại đất cần được cải tạo

1.3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất

- Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường.

1.4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi.

3. Phương pháp

- Thảo luận nhóm

- Hỏi đáp tích cực.

- Trực quan.

- Đọc tích cực.

4. Tiến trình dạy học

4.1. Ổn định lớp.

GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh.

4.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi kiểm tra bài cũ.

Đáp án biểu điểm

- Thế nào là đất chua, kiềm, trung tính ? - Thế nào là độ phì nhiêu của đất ?

Trả lời :

- Độ PH đ­ược dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất.

Trị số : + PH < 6.5 => đất chua.

             + PH  = 6.6 - 7.5 đất trung tính.

- Đất phì nhiêu là đất có đủ nư­ớc, đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho năng suất cao và không chứa nhiều chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây.

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Đất là tài nguyên  quý giá của quốc gia, là cơ sở của sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta phải biết cách sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Bài học này giúp các em hiểu: sử dụng đất nh­ thế nào là hợp lí. Có những biện pháp nào để cải tạo, bảo vệ đất?

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tại sao phải sử dụng đất một cách hợp lý?

Gv : Gọi 2 học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.

? Vì sao phải sử dụng đất hợp lý ?

? Nếu sử dụng đất hợp lý có tác dụng gì?

Hs : Trả lời câu hỏi

Gv : Nhận xét và chốt lại.

? Để sử dụng đất hợp lý ta phải thực hiện như­ thế nào ?

? Thâm canh tăng vụ có tác dụng gì ?

? Không bỏ đất hoang nhăm mục đích gì

? Chọn cây trồng phù hợp với đất có tác dụng gì ?

? Vừa sử dụng đất vừa cải tạo được áp dụng đối với những vùng đất nào ? Có mục đích gì ?

I.  Vì sao phải sử dụng đất hợp lý

 - N­ước ta có tỉ lệ tăng dân số cao -> Nhu cầu l­ương thực, thực phẩm phải tăng theo.

-  Diện tích đất trồng trọt có hạn.

  => Việc sử dụng đất hợp lý là điều cần thiết.

- Các biện pháp sử dụng đất hợp lý.

+ Thâm canh tăng vụ -> tăng lượng sản phẩm thu được.

+ Không bỏ đất hoang -> Tăng diện tích đất trồng.

+ Chọn cây trồng phù hợp với đất -> Cây sinh tư­ởng tốt cho năng suất cao.

+ Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo .

Hoạt động 3: Giới thiệu một số biện pháp cải tạo và  đất tốt.

Gv : giới thiệu một số loại đất cần cải tạo.

Hs : Nghe giảng và chép bài

Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: Với hiện tượng nóng lên toàn cầu do BĐKH ước tính sẽ có 17-19 triệu người Việt Nam mất đất ở, một phần lớn đất trồng trọt cũng bị ngập dưới mực nước biển. Như vậy, nguy cơ mất đất canh tác (kể cả đất ở) ở nước ta đã hiện hữu, nhất là ở các vùng ven biển, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Các biện pháp sử dụng và cải tạo đất một cách hợp lí: biện pháp canh tác, thủy lợi, bón phân... nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, đáp ứng đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu là biện pháp quan trọng góp phần ứng phó với BĐKH, giảm thiểu tác động của thiên tai.

Gv : yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh 3, 4, 5 (SGK).

Hs : Quan sát.

? Dựa vào tranh sách giáo khoa, điền thông tin vào bảng trang 15 SGK.

? Cày sâu bừa kỹ, bón phân hữu cơ áp dụng cho loại đất nào và có mục đích gì.

? Làm ruộng bậc thang  áp dụng cho loại đất nào và có mục đích gì.

? Trồng  xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh  áp dụng cho loại đất nào và có mục đích gì.

? Cày nông , bừa sục, giữ n­ước liên tục, thay nư­ớc thường xuyên  áp dụng cho loại đất nào và có mục đích gì.

Nội dung giáo dục môi trường:

Cho HS phân tích các nguyên nhân làm đất xấu: tập quán canh tác lạc hậu, không đúng kỹ thuật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý..Từ đó có biện pháp cải tạo đất phù hợp

? Bón vôi  áp dụng cho loại đất nào và có mục đích gì.

Hs : Thảo luận nhóm, từng nhóm cử đại diện lên bảng trả lời.

II. Biện pháp bảo vệ cải tạo đất

Một số loại đất cần cải tạo :

- Đất xám bạc màu : nghèo chất dinh dưỡng, tầng đất mặt rất mỏng, đất thường chua.

- Đất mặn: có nồng độ muối tan tư­ơng đối cao, cây trồng không sống đư­ợc trừ các cây chịu đ­ược mặn(đước, sú vẹt, cói)

- Đất phèn: chứa nhiều muối phèn (sunphat sắt, nhôm) gây độc hại cho cây trồng, đất rất chua.

* Các biện pháp cải tạo cho từng loại đất

+ Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ để tăng bề dày lớp đất trồng. Biện pháp này áp dụng cho đất trồng có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh d­ưỡng.

+ Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng n­ước chảy, hạn chế đ­ợc xói mòn, rửa trôi. Biện pháp này áp dụng cho vùng đất dốc (đồi, núi).

+ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh : tăng độ che phủ của đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Biện pháp này áp dụng cho vùng đất dốc và các vùng khác để cải tạo đất.

 + Cày nông, bừa sục, giữ nư­ớc liên tục, thay nước th­ường xuyên: Không xới lớp phèn ở tầng dưới lên. Bừa sục để hoà tan chất phèn trong nước. Giữ nư­ớc liên tục để tạo môi trường yếm khí làm cho các chất chứa l­ưu huỳnh không bị oxi hoá tạo thành H2SO4. Thay n­ước thường xuyên để tháo nư­ớc có hoà tan phèn và thay thế bằng n­ớc ngọt.

+ Bón vôi : Để cải tạo, đối với đất chua.

4.4. Củng cố.

-  Gọi 2 HS đọc phần Ghi nhớ.

- Giáo viên nêu các câu hỏi ở cuối bài để học sinh trả lời.

4.5. Hướng dẫn về nhà.

- Làm bài tập cuối bài SGK.      

- Đọc tr­ước bài 7 SGK.

5. Rút kinh nghiệm

CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN (BÀI 7, 8, 9)

TIẾT 5

                               Ngày soạn: 21/9/2021

 

Bài 7: TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG TRỒNG TRỌT

1. Mục tiêu  

1.1. Kiến thức

- Biết đư­ợc các loại phân bón thư­ờng dùng và tác dụng của phân bón đối với đất và cây trồng.

- Trình bày được vai trò của phân bón đ/v việc cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất, vai trò của phân bón đ/v nâng cao năng suất và chất lượng sp của cây trồng

- Nêu được điều kiện để nâng cao hiệu quả của phân bón trong việc cải tạo đất và nâng cao năng suất, chất lượng sp trồng trọt.

- Trình bày được một số tính chất cơ bản làm cơ sở nhận biết, phân biệt được phân lân, phân kali, phân đạm, vôi.

1.2. Kĩ năng: Nhận dạng được các phân bón thường sử dụng thuộc các nhóm khác nhau qua quan sát hình thái bên ngoài. Lập được sơ đồ phân chia một số loại phân bón thường dùng.

1.3. Thái độ: Có ý thức thu gom các nguồn rác thải, phế thải có nguồn gốc từ thực vật, động vật để đảm bảo vệ sinh môi trường và tăng nguồn phân hữu cơ phục vụ sản xuất.

1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

2.2. Học sinh: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

3. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm, hỏi đáp tích cực

- Trực quan, đọc tích cực.

4. Tiến trình dạy học

4.1. Ổn định lớp.

4.2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi kiểm tra bài cũ.

Đáp án biểu điểm

- Kể tên các loại đất cần được cải tạo?

- Nêu biện pháp cải tạo cho đất xám bạc màu, vùng đất dốc?

- Đất xám bạc màu, Đất mặn, Đất phèn

- Biện pháp cải tạo cho từng loại đất

+ Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ để tăng bề dày lớp đất trồng.

+ Làm ruộng bậc thang : Hạn chế dòng n­ớc chảy, hạn chế đ­ợc xói mòn, rửa trôi.

+ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh : tăng độ che phủ của đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Ngày xa x­ưa ông cha ta đã nói “Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống”. Câu tục ngữ này đã phần nào nói lên được tầm quan trọng của phân bón trong nông nghiệp. Vậy chúng ta cùng nghiên cứu bài:” Tác dụng của phân bón trong trồng trọt”

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phân bón.

Gv : cho học sinh đọc thông tin SGK

? Phân bón là gì ? Phân bón đ­ược chia thành mấy nhóm chính ? Đó là những nhóm nào ?

? Nhóm phân bón hữu cơ gồm có những loại nào ?

? Nhóm phân bón hoá học gồm có những loại nào ?

? Nhóm phân bón vi sinh gồm có những loại nào ?

? Dùng sơ đồ 2 (SGK) hãy sắp xếp các loại phân bón dưới đây(SGK) vào các nhóm thích hợp theo mẫu bảng SGK.

Gv : Cho cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng điền vào bảng.

I. Phân bón là gì?

  Phân bón là thức ăn do con ngư­ời bổ sung cho cây trồng.

 
 

Phân bón

 

                   

 
   

     

Phân H/cơ

 

Phân vi sinh

 

Phân H/học

 

         

       
   

Chứa chất chuyển hóa đạm

 
   

 


Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng phân bón. Gv: HS quan sát hình 6 SGK.

Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: Phân bón có tác dụng tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng. Nhưng nếu không sử dụng đúng các loại phân bón thì sẽ làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, đồng thời làm gia tăng sự BĐKH. Cụ thể: Giảm khí thải N2O phát ra từ phân đạm; xử lý phân chuồng để giảm khí thải CH4...

? Phân bón có ảnh hư­ởng như thế nào đến đất ? Năng suất cây trồng ?

? Chất lựơng nông sản ?

? Nếu bón quá liều l­ợng, sai chủng loại không cân đối giữa các loại phân thì năng suất cây trồng nh­ư thế nào ?

Gv : cho học sinh liên hệ thực tế

? Bón đạm cho lúa vào thời kỳ  nào là tốt nhất ?

? Bón lân, kali cho lúa vào thời kỳ nào thì thích hợp nhất ?

II.  Tác dụng của phân bón.

- Tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng và chất l­ợng nông sản.

             

- Bón phân hoá học quá nhiều, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân thì năng suất cây trồng không tăng mà còn giảm.

- Bón đạm cho lúa lúc mới cấy, lúc mới bén rễ.

- Lúc lúa đón đòng.

4.4. Củng cố: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.

? Nêu câu hỏi cuối bài cho học sinh trả lời. Gọi HS đọc phần có thể em ch­ưa biết.

4.5. Hướng dẫn về nhà .

- Làm bài tập cuối bài vào vở.

- Chuẩn bị bài mới

5. Rút kinh nghiệm

 

 

CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN (tt)

TIẾT 6

                               Ngày soạn: 27/9/2021

 

Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN

CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG

 

1. Mục tiêu  

1.1. Kiến thức

- Biết được các cách bón phân và sử dụng, bảo quản một số loại phân bón thông thường

- Nêu được các cách bón phân và ưu, nhược điểm của mỗi cách bón đang được sử dụng ở nước ta nói chung, ở địa phương nói riêng

- Nêu được cách sử dụng các loại phân bón thông thường và giải thích được cơ sở của việc sử dụng đó

- Trình bày cách sử dụng phân vi sinh phù hợp với mục đích sử dụng

- Trình bày được cách bảo quản phù hợp với mỗi dạng phân bón để giữ được chất lượng của chúng

1.2. Kĩ năng: Phân biệt được bón lót và bón thúc

1.3.Thái độ

- Có ý thức tìm hiểu cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón để sử dụng phân bón có hiệu quả cao trong sx

- Có ý thức bảo quản, chế biến và sử dụng phân bón hợp lí để đảm bảo hiệu quả sử dụng phân bón, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm

- Có ý thức xử lí, chế biến phân chuồng, phân bắc nhằm đảm bảo vệ sinh môi trờng, vệ sinh và an toàn thực phẩm.

1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

2.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp...

4. Tiến trình dạy học

4.1. Ổn định lớp.

GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh.

4.2. Kiểm tra bài cũ.

Câu hỏi kiểm tra bài cũ.

Đáp án biểu điểm

- Phân bón là gì?

- Phân bón đ­ược chia là mấy loại? Là những loại nào ?

- Phân bón là thúc ăn do con người cung cấp cho cây trồng.

- Phân bón được chia là 3 loại: Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh.

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1:  GV giới thiệu bài học

 

Hoạt động 2: Giới thiệu 1 số cách bón phân.

Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa và quan sát hình vẽ trong phần I (hình 7, 8, 9, 10).

Hs: đọc thông tin sách giáo khoa và quan sát hình.

? Căn cứ vào thời kỳ bón ngư­ời ta chia mấy cách bón ?

? Thế nào là bón lót, bón thúc ?

? Dựa vào hình 7, 8, 9,10 sách giáo khoa em hãy cho biết tên của các cách bón phân

? Nêu ư­u, nhược điểm của từng cách bón

Hs: Thảo luận nhóm. Cử đại diện của từng nhóm lên trả lời

 

 

 

I. Cách bón phân.

 - Căn cứ vào thời kỳ bón phân mà ng­ười ta chia ra 2 hình thức bón :

   + Bón lót:  Bón phân vào đất trư­ớc khi gieo trồng.

   + Bón thúc: Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây.

- Các cách bón phân:

   + Bón theo hàng :

 * Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản.

 * Nhược điểm:  Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc với đất

   + Bón theo hốc

 * Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản.

 * Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc với đất

  + Bón vãi

* Ưu điểm: Dễ thực hiện, tốn ít công lao động, chỉ cần dụng cụ đơn giản.

* Như­ợc điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất

+ Phun lên lá

* Ưu điểm: Dễ thực hiện, Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không  tiếp xúc với đất.

* Nhược điểm:  Chỉ bón được lư­ợng nhỏ phân bón, cần có dụng cụ và máy móc phức tạp.

Hoạt động 3:  Giới thiệu một số cách sử dụng các loại phân.

Gv : Khi phân bón vào đất các chất dinh dư­ỡng đ­ược chuyển hoá thành các chất hoà tan, cây mới hấp thụ được

- Loại phân khó hoà tan phải  bón vào đất để có thời gian phân huỷ

- Loại phân dễ hoà tan thường dùng để bón thúc.

Gv : Cho học sinh đọc thông tin SGK

? Phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc ?

? Phân đạm, kali, phân hỗn hợp dùng để bón lót hay bón thúc ?

? Phân lân dùng để thực hiện bón lót hay bón thúc ?

- Gv nhận xét, kết luận.

Nội dung giáo dục môi trường:

Dựa trên đặc điểm của các loại phân bón mà suy ra cách sử dụng, bảo quản hợp lí, bảo vệ chống ô nhiễm môi trường

II. Cách sử dụng các loại phân bón thông thư­ờng.

Loại phân bón

Đặc điểm
 chủ yếu

Cách s/dụng chủ yếu

Hữu cơ

Thành phần chủ yếu ……

Bón lót

Đạm, lân, kali

Có tỉ lệ d2 cao, dễ hoà tan ….

Bón thúc

Phân lân

ít hoặc ko tan.…

 Bón lót

 

 

Hoạt động 4 (5 phút): Giới thiệu cách bảo quản các loại phân bón thông thường

Gv : Cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa.

?  Vì sao không để lẫn lộn các loại phân bón lại với nhau.  
? Vì sao phải dùng bùn ao để ủ phân chuồng ?

Nội dung ƯPBĐKH, phòng chống thiên tai: Khí mêtan (CH4) là một loại khí nhà kính quan trọng, vì nồng độ của nó tăng khá nhanh  trong khí quyển và nó cũng có ảnh hưởng lớn đối với BĐKH. Khí mê tan được sinh ra chủ yếu từ sự phân giải yếm khí của cây cỏ trong đầm lầy, ruộng lúa, phân súc vật, các bãi rác thải, ... Do vậy, cần phải ủ phân hữu cơ cho hoai mục thành các chất dễ tiêu để giảm khí metan, đồng thời giảm sự bốc hơi NH3 trong phân hữu cơ. Bón phân đạm vào lúc điều kiện thời tiết thích hợp để tránh mất đạm – giảm thiểu lượng khí  N2O bay hơi vào không khí.

Bảo quản các loại phân hóa học nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt để tránh sự thất thoát phân gây ô nhiễm môi trường, hoặc chuyển hóa thành khí thải nhà kính, góp phần gây BĐKH.

III. Bảo quản các loại phân bón thông th­ường.

- Để lẫn lộn sẽ xảy ra các phản ứng hoá học làm giảm chất l­ượng phân.

- Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải và hạn chế đạm bay hơi, giữ vệ sinh môi trường.

* KL: Loại dễ hút ẩm cần phải giữ kín, khô, loại khó tan cần chế biến để dễ phân giải, chứa mầm bệnh cần được diệt trừ…

4.4. Củng cố.

 - Gv: gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.

 - Gv: Cho Hs trả lời các câu hỏi sau bằng cách hoàn thành phiếu học tập:

Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp điền vào chỗ chấm của các câu sau:

1. Phân……. Cần bón 1 lượng rất nhỏ

2. Phân……. Có thể bón lót và bón thúc cho lúa

3. Phân……. Cần trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho ngô

4. Các loại cây……. Cần dùng phân đạm để tưới thường xuyên

4.5. Hướng dẫn về nhà.

-  Trả lời 3 câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa.  

GV gợi ý:

Câu 1:Bón lót là bón vào đất trước khi gieo trồng. Bón thúc là bón phân vào lúc cây đang sinh trưởng, phát triển

Câu 2: Bón lót vì khó tiêu

Câu 3: Bón thúc là chủ yếu vì dễ tiêu

- Soạn bài mới.

5. Rút kinh nghiệm

 

 

CHỦ ĐỀ PHÂN BÓN (tt)

TIẾT 7

                               Ngày soạn: 28/9/2021

 

Bài 8: THỰC HÀNH

NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI  PHÂN HOÁ HỌC THÔNG THƯ­ỜNG

 

1. Mục tiêu  

1.1. Kiến thức: Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng

1.2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích trong quá trình thực hành

1.3. Thái độ: Có ý thức bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên: Chậu nước sạch, 4-5 mẫu phân bón, 2 ống nghiệm thủy tinh.

2.2. Học sinh: 4-5 mẫu phân bón, 2 ống nghiệm thủy tinh, đèn cồn, diêm, than củi, Mẫu báo cáo thực hành.

3. Phương pháp: Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp...

4. Tiến trình dạy học

4.1. Ổn định lớp. (1 phút): GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh.

4.2. Kiểm tra bài cũ: Không

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1. Giới thiệu bài.

Kể tên một số loại phân bón thường dùng ở địa phương.

GV chốt một số phân bón thường dùng trong nông nghiệp: Đạm, lân, kali, vôi và nêu mục tiêu của bài thực hành: Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng  kể trên bằng phương pháp hòa tan, quan sát màu sắc và đốt trên lửa để nhận biết thông qua mùi đặc trưng.

HS nêu

HS nghe

Hoạt động 2 . Chuẩn bị thực hành.

- GV phân nhóm thực hành

HS ổn định chổ ngồi theo phân công của giáo viên và nhận vật liệu, dụng cụ thực hành.

- GV liệt kê vật liệu và dụng cụ thực hành.

GV quán triệt quy tắc an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

I. Vật liệu và dụng cụ

- Vật liệu và dụng cụ thực hành: Mẫu phân, ống nghiệm, nước.

Hoạt động 3 Quy trình thực hành.

Yêu cầu HS đọc quy trình thực hành SGK.

HS đọc thông tin SGK, lớp theo dõi

GV chốt các quy trình thực hành.

 

II. Quy trình thực hành

1. Phân biệt nhóm phân bón hoà tan và nhóm ít hoặc không hoà tan.

B1 : Lấy một l­ượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm.

B2 : Cho 10 đến 15 ml n­ước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút.

B3 : Để lắng 1 đến 2 phút. Quan sát mức độ hoà tan.

 - Nếu thấy hoà tan : Đạm, Kali.

 - Không hoặc ít hoà tan : Lân và vôi.

2. Phân biệt trong nhóm phân bón ít tan hoặc không tan.

Quan sát sắc màu :

- Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẩm hoặc trắng xám nh­ ximăng -> Lân.

- Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi.

Hoạt động 4: Thực hành

GV thao tác mẫu

HS quan sát.

HS thực hành theo nhóm

GV bao quát lớp.

HS nghe, rút kinh nghiệm.

III. Thực hành

Báo cáo kết quả theo mẫu:

Mẫu phân

Hoà tan

Đốt ...

Màu sắc ?

Loại phân ?

Mẫu 1

Mẫu 2

Mẫu 3

Mẫu 4

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

……

Thu dọn dụng  cụ và làm vệ sinh nơi thực hành

Hoạt động 5 (5 Phút) Đánh giá kết quả.

GV đánh giá kết quả thực hành của HS trên các tiêu chí:

+ Thực hiện đúng quy trình và đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.

+ Kết quả thực hành

+ Tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, tính kỷ luật, nghiêm túc trong quá trình thực hành.

 

4.4. Củng cố.

- Hệ thống lại nội dung toàn bài

4.5. Hướng dẫn về nhà.

5. Rút kinh nghiệm

 

TIẾT 8

                              Ngày soạn: 01/10/2021

 

 

Bài 10: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

CHỌN TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Mục tiêu  

1.1. Kiến thức

- Biết được vai trò và các tiêu chí của giống cây trồng tốt

- Nêu được các tiêu chí đánh giá giống cây trồng tốt

- Nêu được ý nghĩa của việc nắm vững tiêu chí đánh giá giống cây trồng tốt trong sx

- Nêu được các bước và giải thích nội dung từng bước trong phương pháp chọn lọc giống cây trồng. Giải thích được và sao phải so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương

- Nêu được các bước và giải thích nội dung mỗi bước trong phương pháp lai tạo giống cây trồng

- Trình bày được trình tự các bước và nội dung từng bước tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

- Xác định được vai trò của phương pháp chọn tạo giống cây trồng bằng phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến và phương pháp nuôi cấy mô

- Phân biệt được sx giống cây trồng và chọn tạo giống cây trồng

1.2. Kĩ năng: Chuẩn bị được các dụng cụ, vật liệu và đặt được thí nghiệm đúng yêu cầu kĩ thuật

1.3. Thái độ

- Có ý thức chọn lọc giống cây hàng năm để đảm bảo chất lượng giống tốt.

- Luôn có ý thức cải tạo, đưa giống mới vào trồng trọt ở đất, vườn, đồi gia đình làm tăng sản lượng và chất lượng sp.

1.4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

2.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, Mẫu vật (nếu có).

3. Phương pháp

- Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp...

4. Tiến trình dạy học

4.1. Ổn định lớp.

GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh.

4.2. Kiểm tra bài cũ.

Câu hỏi kiểm tra bài cũ.

Đáp án biểu điểm

- Thế nào là bón lót, bón thúc?

- Phân đạm, lân, kali dùng bón lót hay bón thúc, vì sao ?

- Bón lót: Bón phân vào đất trư­ớc khi gieo trồng. (3 điểm)

- Bón thúc: Bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. (3 điểm)

- Đạm, lân, kali, Bón thúc, vì có tỉ lệ d2 cao, dễ hoà tan … (4 điểm)

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1. GV giới thiệu bài học

Kinh nghiệm sx của nhân dân ta đã phản ánh trong câu ca dao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ngày nay, con người đã chủ động trong tưới tiêu nước, chủ động tạo và sử dụng phân bón, thì giống lại được đặt lên hàng đầu. Vậy giống cây trồng có vai trò như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ sx trồng trọt? Và làm thế nào để có giống cây trồng tốt? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta vấn đề này.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò của giống cây trồng.

Gv: yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 11 sách giáo khoa.

? Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì ?

? Sử dụng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì đến các vụ gieo trồng trong năm

? Sử dụng giống mới ngắn ngày có ảnh h­ưởng như­ thế nào đến cơ cấu cây trồng

I. Vai trò của giống cây trồng.

- Quyết định tăng năng suất cây trồng.

- Có tác dụng làm tăng vụ thu hoạch trong năm.

-  Làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

 

 

Hoạt động 3. Giới thiệu tiêu chí của giống tốt.

Gv : dùng bảng phụ ghi 5 tiêu chí treo lên bảng cho Hs quan sát.

? Theo em một giống tốt cần đạt tiêu chí nào ?

 

II. Tiêu chí của giống cây trồng.

 1. Sinh tr­ưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

 3. Có chất lư­ợng tốt.

 4. Có năng suất cao và ổn định.

 5. Chống, chịu đ­ược sâu bệnh.

Hoạt động 4. Giới thiệu một số phương pháp chọn tạo giống cây trồng.

Gv: cho hs đọc và quan sát kĩ các hình vẽ: 12, 13, 14 sách giáo khoa.

? Có mấy phư­ơng pháp tạo giống cây trồng ?

? Phương pháp chọn lọc giống có đặc điểm cơ bản ntn?

? Phương pháp lai có đặc điểm cơ bản ntn?

? Ph­ương pháp gây đột biến cú đặc điểm cơ bản ntn?

- Hs thảo luận nhóm và trả lời

- Gv nhận xét, kl

 

III. Ph­ương pháp chọn tạo giống cây trồng.

 phương pháp

Đ­­ặc điểm của Phương pháp

1. Phương pháp chọn lọc

2. Phương pháp lai

3.Ph­ương pháp gây đột biến

1. Từ giống khởi đầu chọn cây có hạt tốt, lấy hạt, vụ sau gieo hạt mới chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống địa phương, nếu hơn về các tiêu chuẩn của giống cây trồng, nhân giống đó cho sx – chọn biến dị mới

2. Lấy phấn hoa của cây làm bố, thụ phấn cho nhụy cây làm mẹ, lấy hạt ở cây làm mẹ gieo trồng và chọ lọc sẽ được giống mới - tạo biến dị mới bằng lai

3. Sử dụng tác nhân vật lí, hóa học, xử lí bộ phận non của cây như mầm hạt, mầm cây, nụ hoa, hạt phấn…tạo ra đột biến, dùng các bộ phận đó gây đột biến tạo ra cây đột biến - tạo biến dị mới bằng gây đột biến

4.4. Củng cố.

- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.

- Cho hs làm bài tập

Bài tập: Đúng hay sai

a. Tăng thêm vụ trong năm là nhờ gống mới ngắn ngày

b. Phải tích cực chăm bón mới tăng thêm vụ trong năm

c. Muốn có chất lượng tốt phải tạo được giống mới

d. Tạo giống mới là biện pháp đưa năng suất cây trồng lên cao

e. Chọn lọc và phương pháp tạo giống mới

- Hs làm bài tập

- GV gợi ý

4.5. Hướng dẫn về nhà.

  GV nhắc nhở, dặn dò hs

   - Hoàn thành tiếp bài tập ở phần củng cố

   - Làm bài tập trong SGK.

   - Đọc trước bài 11 sách giáo khoa.

5. Rút kinh nghiệm

TIẾT 9

                              Ngày soạn: 05/10/2021

 

 

Bài 11: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Mục tiêu  

1.1. Kiến thức

- Trình bày được kĩ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép mắt và chiết cành. Phân biệt giâm cành và chiết cành. Nêu được vd về những cây trồng thường giâm cành, nhứng cây thường chiết cành, những cây thường ghép mắt

- Nêu và giải thích được các cách bảo quản hạt giống, mục tiêu bảo quản hạt giống, những điều kiện bảo quản hạt giống tốt

1.2. Kĩ năng

- Xác định được sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lí hạt giống bằng nước ấm

1.3. Thái độ

- Có ý thức áp dụng kĩ thuật vào việc nâng cao chất lượng của giống để tạo đượcgiống tốt trong sx lương thực, thực phẩm, cây cảnh

- Có ý thức cùng gia đình bảo quản hạt giống cây lương thực, thực phẩm, đảm bảo chất lượng, số lượng hạt giống cho sx ở gia đình.

1.4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

2. Chuẩn bị

2.1. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy. Bảng phụ.

2.2. Học sinh: Dụng cụ học tập, Mẫu vật (nếu có).

3. Phương pháp

- Thuyết trình, Trực quan, đàm thoại, vấn đáp...

4. Tiến trình dạy học

4.1. Ổn định lớp.

GV. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số học sinh.

4.2. Kiểm tra bài cũ.

Câu hỏi kiểm tra bài cũ.

Đáp án biểu điểm

- Giống cây trồng có vai trò gì?

- Tiêu chí của giống cây trồng như thế nào?

- Vai trò: Quyết định tăng năng suất cây trồng. Có tác dụng làm tăng vụ thu hoạch trong năm. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

-Tiêu chí: Sinh tr­ưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. Có chất lư­ợng tốt. Có năng suất cao và ổn định. Chống, chịu đ­ược sâu bệnh.

4.3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

Hoạt động 1. Giới thiệu bài.

Trong trồng trọt, hàng năm cần nhiều hạt giống có chất lư­ợng hoặc cần nhiều giống tốt. Làm thế nào để thực hiện đ­ược điều này, ta  nghiên cứu bài học hôm nay.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu qui trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt.

Gv: giảng giải cho học sinh hiểu thế nào là phục tráng, duy trì đặc tính tốt của giống

Gv: giới thiệu sơ l­ược qui trình phục tráng giống.

Cho học sinh quan sát kỹ sơ đồ trong SGK

? Qui trình sản xuất giống bằng hạt được tiến hành trong mấy năm?

? Nội dung công việc của năm thứ nhất, thứ 2, thứ 3, thứ 4 là gì?

Gv: Treo sơ đồ  sản xuất giống bằng hạt lên bảng.

? Thế nào là hạt giống siêu nguyên chủng

? Thế nào là hạt giống nguyên chủng

I.  Sản xuất giống cây trồng.

 1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt.

       
   
 
     

  + Hạt giống siêu nguyên chủng có số lượng ít như­ng có chất lư­ợng cao.

 + Hạt giống nguyên chủng -> Có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng.

Hoạt động 3. Tìm hiểu phư­ơng pháp sản xuất giống bằng phương pháp bằng nhân giống vô tính.

Cho học sinh quan sát kỹ hình vẽ 15 -> 17 SGK

? Thế nào là giâm cành, ghép mắt, chiết cành?

? Tại sao khi giâm cành phải cắt bớt lá

? Tại sao khi chiết cành ngư­ời ta lại dùng ni lon bó kín  lại ?

- Hs trả lời

- Gv nhận xét, kl

- Gv giới thiệu thêm: ngoài các cách nhân giống cây trồng trên còn có cách nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô.

    VD: Ta có 1 củ khoai tây, ta chỉ cần cắt 1 miếng nhỏ rồi đưa vào môi trường nuôi nhân tạo -> sau 1 khoảng thgian nó ra mầm -> ta đem trồng -> chọn lọc ->       khi đó đã tạo được giống mới.

 

2. Sản xuất giống bằng phương pháp bằng nhân giống vô tính.

 + Giâm cành: Từ một đoạn cành cắt  cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm sau 1 thời gian từ cành giâm hình thành rễ

+ Ghép mắt (Ghép cành): Lấy mắt ghép (Cành ghép) ghép vào 1 cây khác (Gốc ghép)

 + Chiết cành: Bóc 1 khoanh vỏ của cành sau đó bó đất lại khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cành mẹ và trồng xuống đất.

+ Phương pháp nuôi cấy mô: Tách lấy mô (hoặc tế bào) sống của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau 1 thời gian, từ mô (hoặc tế bào) sống đó sẽ hình thành cây mới, đem trồng và chọn lọc ta được giống mới.

Hoạt động 4. Giới thiệu điều kiện bảo quản hạt giống cây trồng.

Gv : Giảng giải cho Hs hiểu nguyên nhân gây ra hao hụt về số l­ượng, chất lượng trong quá trình bảo quản là do hô hấp của hạt phụ thuộc vào độ ẩm của hạt, độ ẩm và nhiệt độ nơi bảo quản.

Nhiệt độ và độ ẩm lớn     Hô hấp    lớn

               hao hụt lớn.

? Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô, phải sạch, không lẫn tạp.

 

II. Bảo quản hạt giống cây trồng.

Muốn bảo quản hạt giống phải đảm bảo các yêu cầu sau :

+ Hạt giống phải đạt tiêu chuẩn (khô, mẩy, không lẫn tạp chất, không sâu bệnh).

+ Nơi cất giữ kín, có nhiệt độ đảm bảo, độ ẩm không khí thấp.

+ Trong quá trình bảo quản phải kiểm tra thư­ờng xuyên, xử lý kịp thời.

 

4.4. Củng cố.

- Gv Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ. Nêu câu hỏi và bài tập để củng cố bài.

+ Ta có thể sử dụng những bộ phận nào của cây trồng để nhân giống? . (ĐA: bất kì bộ phận nào của cây giống).

+ Nhân giống bằng hạt theo quy trình ntn ?

+ Có những phương pháp nào trong nhân giống vô tính ?

4.5. Hướng dẫn về nhà

- Về nhà trả lời các câu hỏi cuối bài học

+ Nhân giống vô tính có theo qui trình như nhân giống bằng hạt không? Vì sao?

- Đọc trư­ớc bài sâu bệnh hại cây trồng.

- Tìm hiểu qua cha, mẹ hoặc hình ảnh về các cách phá hoại của sâu, bệnh hại cây trồng nói chung, ghi vào vở bài tập để đến lớp thảo luận.

- Sưu tầm những cây trồng bị sâu bệnh phá hoại.

5. Rút kinh nghiệm