In trang

Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học năm học 2020 – 2021
Cập nhật lúc : 16:37 01/03/2021

  PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS PHONG XUÂN

 
   

 


Số:   /KH-THCS

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Phong Xuân, ngày 02 tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH

Kiểm tra nội bộ trường học năm học 2020 – 2021

 

Căn cứ hướng dẫn số    /PGDĐT ngày   tháng   năm 2020 về việc hướng dẫn công tác kiểm tra nội bộ trường học;

Căn cứ kế hoạch giáo dục năm học 2020 – 2021;

Trường THCS Phong Xuân xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ cụ thể như sau :

            I. Mục đích, yêu cầu :

            1. Công tác kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của hiệu trưởng nhà trường; là chức năng thiết yếu của công tác quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ nhằm giúp thủ trưởng đánh giá tiến đô thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, tìm ra những giải pháp, biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra, góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.

            2. Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường. Đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân, từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để hiệu trưởng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy tổ chức, tập thể tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng tự kiểm tra và tự điều chỉnh kế hoạch, quá trình công tác nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.

            3. Công tác kiểm tra nội bộ tại cơ sở phải được thực hiện trên nguyên tắc: thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước ) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để ban kiểm tra nội bộ kiểm tra, để ban thanh tra nhân dân giám sát).

            4. Công tác kiểm tra nội bộ trước hết là công tác tự kiểm tra của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong đơn vị về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công để tự điều chỉnh, hoàn thiện cá nhân, tổ chức mình.

            5. Tất cả các nội dung kiểm tra nội bộ đều được lập biên bản, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Hồ sơ sổ sách về công tác kiểm tra được bảo quản, lưu giữ cẩn thận theo qui định của điều lệ, qui chế để làm hồ sơ minh chứng.

II. Đặc điểm tình hình

1. Tình hình chất lượng đội ngũ

1.1. Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên

Tổng số

CBQL

Giáo viên

Nhân viên

Đảng viên

SL

Nữ

SL

Nữ

SL

Nữ

SL

Nữ

SL

Nữ

29

15

2

0

21

10

6

5

17

11

1.2. Chất lượng đội ngũ  

- Trình độ chuyên môn của giáo viên (tính đến 10/2020):

+ Đại học: 21.

- Tay nghề giáo viên năm học 2019 - 2020:

+ Tổng số GV: 21.

+ Xuất sắc: 5 (Tỉ lệ 23,8%)

+ Khá: 16 (Tỉ lệ 76,2%). 

2. Tình hình hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ nhà trường

- Ban kiểm tra nội bộ được thành lập theo đúng thành phần và hoạt động đúng theo kế hoạch đã đề ra. Các thành viên Ban kiểm tra nội bộ có năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ vững; có kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, hỗ trợ hiệu quả cho đồng nghiệp sau khi được kiểm tra.

- Kế hoạch thực hiện kiểm tra nội bộ được xây dựng và công khai trong toàn đơn vị, có sự phân công cụ thể cho từng thành viên. Ban kiểm tra nội bộ đã quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo liên quan đến hoạt động kiểm tra trong nhà trường và đã hoàn thành kế hoạch đề ra.

- Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của nhà trường. Phát hiện, nhắc nhở và uốn nắn kịp thời những trường hợp vi phạm của giáo viên, của các bộ phận.

- Thiết lập hồ sơ kiểm tra, lưu trữ hồ sơ sổ sách đầy đủ.

* Hạn chế:

- Chưa tiến hành kiểm tra đột xuất.

- Còn trường hợp thành viên của Ban kiểm tra chưa mạnh dạn đánh giá, thiếu tư vấn cho đối tượng được kiểm tra.

3. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Ban kiểm tra nội bộ

3.1. Thuận lợi

- Thành viên ban kiểm tra có đủ năng lực theo yêu cầu.

- Thành viên được kiểm tra của trường đều có thái độ tích cực, hợp tác.

- Trường được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo qua việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ, trang bị tài liệu, văn bản; tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm hàng năm vể công tác kiểm tra nội bộ.

3.2. Khó khăn

- Một số ít thành viên còn hạn chế trong kỹ năng tư vấn nên chưa đảm bảo tốt yêu cầu của biên bản kiểm tra.

III. Kế hoạch cụ thể

1. Kiểm tra giáo viên: Kiểm tra hoạt động dạy học, thực hiện quy chế chuyên môn

a. Số lượng: giáo viên được kiểm tra: 21/21 (100%).

b. Những nội dung, yêu cầu chính khi kiểm tra giáo viên

* Kiểm tra công tác quản lí tổ chuyên môn: đối với giáo viên là tổ trưởng chuyên môn của nhà trường.

* Kiểm tra công tác dạy phụ đạo, BD HSG, HSNK.

* Kiểm tra hoạt động dạy học: đối với tất cả giáo viên trong nhà trường, ban kiểm tra nội bộ nhà trường thực hiện kiểm tra thường kỳ theo lịch kiểm tra hàng tuần (theo lịch kiểm tra đính kèm).

- Dự giờ giáo viên ít nhất 02 tiết.

- Đánh giá năng lực của giáo viên về kiến thức bộ môn, về phương pháp dạy học.

- Kết quả học tập của học sinh được thể hiện qua giờ học.

* Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn chủ động sắp xếp lịch kiểm tra tất cả giáo viên, có báo cáo cho Hiệu trưởng; gồm các nội dung sau:

- Thực hiện yêu cầu công tác giảng dạy: kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy; thực hành thí nghiệm; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm; thực hiện chấm, chữa bài cập nhật điểm số; sử dụng tranh ảnh, đồ dùng dạy học.

- Tham gia sinh hoạt chuyên môn trường, cụm, huyện.

- Kiểm tra các loại HSSS chuyên môn: kế hoạch giảng dạy, giáo án, sổ điểm, sổ dự giờ.

2. Kiểm tra các bộ phận (theo lịch kiểm tra đính kèm).

- Kiểm tra 100% bộ phận trong nhà trường.

- Các bộ phận sẽ được kiểm tra ít nhất 01 lần/năm. Ngoài ra, Ban kiểm tra nội bộ có thể kiểm tra đột xuất theo tình hình thực tế phát sinh.

 

STT

BỘ PHẬN

NỘI DUNG KIỂM TRA

1

Tổ chuyên môn

- Việc xây dựng kế hoạch.

- Các hoạt động chuyên môn của tổ.

- Việc thực hiện hồ sơ sổ sách.

- Thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.

- Chế độ, nội dung sinh hoạt chuyên môn.

2

Thư viện

- Kế hoạch và mua bổ sung các đầu sách, cập nhật vào sổ và quản lý.

- Kiểm tra việc sắp xếp, sử dụng, bảo quản, kiểm kê tài sản thư viện.

- Kiểm tra các hoạt động: phục vụ bạn đọc, thực hiện chuyên đề, thư mục thư viện.

- Hoạt động mạng lưới thư viện.

3

Thiết bị

- Kế hoạch hoạt động, mua sắm bổ sung thiết bị, ĐDDH.

- Thực hiện hồ sơ sổ sách.

- Kế hoạch và quản lý sử dụng đồ dùng dạy học, bảo quản trang thiết bị, vệ sinh phòng TNTH.

- Hỗ trợ, phục vụ cho công tác dạy học, TNTH.

- Kiểm kê tài sản trang thiết bị dạy học.

4

 

Văn thư

- Quản lý hồ sơ học sinh.

- Quản lý văn thư hành chính, cấp phát bằng tốt nghiệp.

- Quản lý, cập nhật dữ liệu hồ sơ cán bộ công chức, viên chức.

- Thực hiện các loại sổ sách, công văn đi, đến.

- Hồ sơ tuyển sinh, sổ đăng bộ, hồ sơ chuyển trường.

5

Tài vụ

- Hồ sơ sổ sách chuyên môn kế toán.

- Thực hiện nghiệp vụ kế toán tài chính.

- Công khai tài chính, tài sản.

- Kiểm quỹ tiền mặt.

6

Y tế học đường

- Kế hoạch hoạt động công tác y tế trường học.

- Thực hiện hồ sơ sổ sách; tủ thuốc.

- Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.

- Công tác truyền thông, tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh.

 - Công tác vệ sinh môi trường.

7

Bảo vệ

- Kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ ANTT, tài sản nhà trường; công tác PCCC, hệ thống nước, máy bơm.

3. Kiểm tra học sinh:

Hiệu trưởng tổ chức cho ban kiểm tra nội bộ thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo đề chung của các tổ hoặc của trường để đánh giá chất lượng học sinh. Từ kết quả đó làm cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng giảng dạy, giáo dục của giáo viên, của tổ hoặc nhà trường một cách chính xác, khách quan.

III. Biện pháp thực hiện

 - Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường (đính kèm Quyết định).

 - Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện các nội dung công tác liên quan đến kế hoạch kiểm tra; công khai kế hoạch kiểm tra trong toàn đơn vị.

 - Xây dựng lịch thực hiện kế hoạch kiểm tra phù hợp với tình hình hoạt động chung của nhà trường.

- Triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ trong tập thể CB, GV và NV, xây dựng lịch kiểm tra từng tháng, học kỳ và cả năm học; tổ chức phân công lực lượng kiểm tra; triển khai thực hiện, theo dõi điều chỉnh bổ sung kịp thời cho phù hợp từng điều kiện, từng thời điểm.

      -  Tổ chức phân công lực lượng kiểm tra; triển khai thực hiện, theo dõi điều chỉnh bổ sung kịp thời cho phù hợp từng điều kiện, từng thời điểm. Các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ có trách nhiệm thực hiện công tác được phân công theo đúng kế hoạch, thời gian, chú ý tránh tình trạng kéo dài thời gian kiểm tra toàn diện giáo viên; ghi biên bản cụ thể và gửi cho trưởng ban kiểm tra sau khi hoàn tất công việc kiểm tra.

- Ngoài việc kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra, hàng tuần, tháng lãnh đạo nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất (không báo trước) dưới các hình thức dự giờ giáo viên và việc đánh giá học sinh bằng nhận xét để đánh giá tinh thần tự giác trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

- Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CB-GV-NV, động viên, khuyến khích, giải đáp thắc mắc kịp thời tránh khiếu nại tố cáo gây mâu thuẩn nội bộ, tạo điều kiện để Ban Thanh tra Nhân dân phát huy vai trò của mình.

- Đặt thùng thư góp ý trong nhà trường.

- Ban kiểm tra nội bộ giải quyết khiếu nại, khiếu tố đúng luật định (nếu có).

- Công tác thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, lưu trữ, bảo quản:

+  Thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thời, đầy đủ và chính xác qua biên bản, hồ sơ kiểm tra. Các biên bản kiểm tra được tập hợp về thư ký để tổng hợp và trình trưởng ban xem xét.

+  Lập đầy đủ hồ sơ lưu trữ các tài liệu liên quan trong kỳ kiểm tra.

+  Sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác kiểm tra nội bộ trong học kì và cuối năm học.

IV. Phân công trong Ban kiểm tra nội bộ

1. Nhiệm vụ chung của Ban kiểm tra nội bộ trường học

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học theo sự phân công của trưởng ban. Tập trung đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan đến các nội dung kiểm tra để gửi các thành viên nghiên cứu trước khi kiểm tra.

2. Phân công trách nhiệm cụ thể

2.1. Ông Hoàng Xuân Hoà – Hiệu trưởng - Trưởng ban.

- Phụ trách chung, chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra của đơn vị và xử lý các kết quả kiểm tra.

- Trực tiếp quản lý kiểm tra bộ phận: tài chính, thư viện, văn thư, bảo vệ, phục vụ, y tế học đường.

- Kiểm tra xác minh, giải quyết khiếu nại, khiếu tố (nếu có).

2.2. Ông Nguyễn Văn ThanhPhó Hiệu trưởng - Phó Trưởng ban.

- Trực tiếp kiểm tra các bộ phận: thiết bị, các tổ chuyên môn.

- Tham gia kiểm tra hoạt động dạy học, kiểm tra chuyên đề giáo viên, tổ trưởng ở các tổ chuyên môn.

2.3. Bà Hồ Thị Thu Tuyền – TKHĐ - Thư ký

            - Tổng hợp tất cả biên bản kiểm tra của các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ (theo từng tháng) trình Hiệu trưởng để xử lý các kết quả sau kiểm tra.

2.4. Các thành viên khác

 - Chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch.

            - Ghi biên bản cụ thể, chi tiết và gửi về thư ký sau khi kiểm tra.

VI. Tổ chức thực hiện

            - Niêm yết công khai quyết định và kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường.

- Tổ trưởng chuyên môn tiến hành triển khai kế hoạch kiểm tra trong tổ để các thành viên có liên quan biết thực hiện.

- Ban kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra theo Kế hoạch và báo cáo kết quả sau mỗi lần kiểm tra chậm nhất là 01 tuần.

            - Kết thúc mỗi học kỳ, Ban kiểm tra nội bộ có trách nhiệm báo cáo sơ kết, tổng kết về cho Trưởng ban để báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

VII. Lịch thực hiện kế hoạch

(Theo lịch đính kèm)

Trên đây là kế hoạch kiểm tra nội bộ Trường THCS Phong Xuân năm học 2020 - 2021. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cá nhân, bộ phận có liên quan cần báo cáo kịp thời về Ban kiểm tra nội bộ nhà trường để cùng giải quyết./.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT;

- Các bộ phận nhà trường;

- Đăng website;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Hoàng Xuân Hòa

 


  PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS PHONG XUÂN

 
   

 


Số:   /KH-THCS

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Phong Xuân, ngày 02 tháng 10 năm 2020

 

LỊCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Kiểm tra các bộ phận

 Năm học 2020 – 2021

(Kèm theo kế hoạch số        /KH-THCS ngày 2/10/2020 )

 

Thời gian (tháng,     tuần)

 

Tên bộ phận được kiểm tra

Người phụ trách bộ phận được kiểm tra

Người kiểm tra

Nội dung được ủy quyền kiểm tra

 
 
 

THÁNG 10/2020

 

 

 

06/10 -26/10

Văn thư

Hoàng Thị Hương

Hoàng Xuân Hoà

+ Công tác tuyển sinh đầu năm học 2019-2020

+ Cập nhật sổ đăng bộ, học bạ khối 6.

 

Bảo vệ

Thái Văn Khấu

Hoàng Xuân Hoà

Kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ ANTT, an toàn trường học, tài sản, PCCC.

 

Tài vụ

Nguyễn Thị Xuân Đào

Hoàng Xuân Hoà

+ Công tác công khai, dân chủ, công tác phòng chống tham nhũng tại trường học.

+ Thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ, phân loại hàng quý đối với CB, CC,VC theo quy định của UBND huyện

 

THÁNG 2/2021

 

03/02- 15/02

Tài vụ

Nguyễn Thị Xuân Đào

Hoàng Xuân Hoà

Công tác tài chính năm 2019; sổ sách, chứng từ

Kiểm quỹ tiền mặt của từng tháng…

 

THÁNG 3/2021

 

02/3-14/3

Thiết bị

Hoàng Ngọc Trình

Hoàng Xuân Hoà

Hoạt động thiết bị

 

Thư viện

Lê Thị Lan

Hoàng Xuân Hoà

Hoạt động thư viện

 

YTHĐ

Hồ Thị Hồng

Hoàng Xuân Hoà

Hoạt động YTHĐ

 

THÁNG 4/2021

 

08/4-20/4

Tổ xã hội,

Văn phòng

Toàn bộ thành viên trong tổ

Nguyễn Văn Thanh

Hoàng Xuân Hoà

Hoạt động tổ, nhóm; hồ sơ sổ sách GV, công tác chuẩn bị kiểm tra HKII

 

Hoàng Thị Hương

 

Tổ tự nhiên 1 và 2

Toàn bộ thành viên trong 2 tổ

Nguyễn Văn Thanh

 

Hoạt động tổ, nhóm; hồ sơ sổ sách GV; công tác chuẩn bị kiểm tra HK II

 

Lưu ý: Ban kiểm tra nội bộ nhà trường sẽ báo lịch kiểm tra cụ thể đến các bộ phận trước 01 tuần. Lịch kiểm tra các bộ phận có thể thay đổi thời gian tùy vào tình hình thực tế của đơn vị.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT;

- Các bộ phận nhà trường;

- Đăng website;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Hoàng Xuân Hòa


  PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG THCS PHONG XUÂN

 
   

 


Số:   /KH-THCS

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Phong Xuân, ngày 02 tháng 10 năm 2020

 

DỰ KIẾN LỊCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

Năm học 2020 – 2021

(Kèm theo Kế hoạch số        /KH-THCS ngày 2 tháng 10 năm 2020)

TT

THỜI GIAN (THÁNG)

HỌ VÀ TÊN

BỘ MÔN

LỚP DẠY

NGƯỜI KIỂM TRA

NỘI DUNG

1

10/2020

Hồ Thị Hồng

Ngữ văn

K6, 7/1

Nguyễn Văn Thanh + tổ trưởng, tổ phó CM

Kiểm tra hoạt động giảng dạy, HSSS

2

11/2020

Hoàng Thị Thu Hiền

Toán

6/2

3

11/2020

Thái Thị Thu

Sinh

Địa

- K8

- K6, 7, 8

4

3/2021

Hồ Thị Thu Tuyền

GDCD

6, 7, 8, 9

5

3/2021

Dương Minh Đài

Công nghệ

8, 9

6

3/2021

Nguyễn Văn Dũng

Thể dục

6, 7, 8, 9

7

4/2021

Thái Thị Thu Trà

Tiếng Anh

K8

Lưu ý: Ban kiểm tra nội bộ nhà trường sẽ báo lịch kiểm tra cụ thể đến giáo viên trước 01 tuần. Lịch kiểm tra hoạt động của giáo viên có thể thay đổi thời gian tùy vào tình hình thực tế của đơn vị.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT;

- Các bộ phận nhà trường;

- Đăng website;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Hoàng Xuân Hoà